xét nghiệm sàng lọc trước sinh là xét nghiệt giúp mẹ bầu biết trước các nguy cơ thai nhi có mắc những dị tật bẩm sinh liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể (NST), Edwards (trisomy 18), hội chứng Down (trisomy 21), Patau (trisomy 13),.. Làm xét nghiệm trước sinh là điều cần thiết đối với tất cả mẹ bầu.
Table of Contents
xét nghiệm sàng lọc trước sinh là gì
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh là một xét nghiệm cực kỳ quan trọng với thai nhi cũng như mẹ mang thai để biết được các nguy cơ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi sau này.
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh là loại xét nghiệm bao gồm 2 bước sang lọc và chuẩn đoán.
Trong đó, sàng lọc được sử dụng để xác định những nguy cơ sinh trẻ dị tật ở thai phụ. Những thai phụ có kết quả sàng lọc nguy cơ cao được yêu cầu thực hiện chẩn đoán bằng phương pháp xâm lấn.
‘Còn Chuẩn đoán là phương pháp sử dụng mẫu thu từ các phương pháp xâm lấn (chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau). Độ chính xác phương pháp này rất cao (100%) do sử dụng mẫu trực tiếp từ thai nhi. Tuy nhiên phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho thai phụ và cũng có thể phát sinh dị tật ở thai nhi: sảy thai, dò dịch ối, chảy máu âm đạo, thai bị thiếu hụt chi…
nguy cơ thấp là gì & nguy cơ cao là gì
Lấy bệnh Down làm ví dụ: ngưỡng phân biệt là 1/250. Nếu nguy cơ lớn hơn 1/250 là nguy cơ cao, ví dụ 1/249, 1/248… Nếu nguy cơ nhỏ hơn 1/250 là nguy cơ thấp, ví dụ 1/251, 1/252
kết quả xét nghiệm dương tính là gì
Nghĩa là thai có nguy cơ cao bị một trong các bệnh trên, nhưng nguy cơ cao không có nghĩa là bị bệnh. Rất nhiều sản phụ có triple test/ double test dương tính nhưng khi chọc ối lại cho kết quả thai bình thường.
double test & kết quả triple test âm tính là như thế nào?
Là thai có nguy cơ thấp bị các bệnh trên nhưng cũng không đảm bảo được 100% là thai không bị bệnh.
có nên làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh không?
Mẹ bầu lưu ý cần luôn giữ tâm lí thoải mái, chế độ ăn uống, làm việc, môi trường, …khoa học là yếu tốt quan trọng hơn cả để em bé khỏe mạnh. Đừng quá phụ thuộc vào kết quả xét nghiệm. Nếu bạn phải chọc dò màng ối, hãy nghỉ ngơi vài ngày theo lời khuyên của bác sĩ. Hãy tạo cho mình một sự tin tưởng rằng mọi chuyện sẽ ổn.
Cũng cần sẵn sàng chấp nhận tình huống xấu nhất, trong trường hợp em bé chắc chắn bị dị tật bẩm sinh. Thai phụ nên nghe theo lời tư vấn của bác sĩ để có hướng xử lí hợp lí. Có hai hướng để lựa chọn. Thứ nhất là bỏ thai. Vì khi có kết quả xét nghiệm thai đã khá lớn nên cần chuẩn bị tâm lí vững vàng.
Mất con là điều khó chấp nhận, nhưng hãy cân nhắc bởi chắc hẳn bạn không muốn con mình sống một cuộc sống thiếu ý nghĩa. Thậm chí, bạn sẽ đau đớn hơn rất nhiều nếu mất con khi bé được sinh ra. Cách thứ hai là tiếp tục thai kì, khi đó bạn phải chuẩn bị sẵn tinh thần để chăm sóc em bé và đối mặt với những khó khăn thực sự sau đó.
Nên hay không nên làm xét nghiệm là câu hỏi khiến rất nhiều bà bầu trăn trở. Bởi vì Triple test mang lại ý nghĩa tích cực. Tuy vậy, tỉ lệ chính xác không cao nên nó cũng gây ra nhiều hệ lụy không mong muốn. Nhất là đối với những thai phụ chưa sẵn sàng tâm lí. Nhiều bà bầu sau khi đi xét nghiệm về thường thở dài “biết thế này cứ để mọi thứ tự nhiên”. Vì vậy, trừ những trường hợp sau cần thiết phải làm Triple test:
- Tiền sử gia đình có dị tật bẩm sinh.
- Thai phụ trên 35 tuổi.
- Có sử dụng thuốc hoặc các chất có thể gây hại cho thai.
- Bệnh tiểu đường và có sử dụng insulin.
- Bị nhiễm virus trong thời kỳ mang thai.
- Có tiếp xúc với phóng xạ liều lượng cao.
Còn lại, các trường hợp khác cũng nên làm xét nghiệm này. Tuy nhiên bạn cần chuẩn bị tinh thần một cách tích cực. Không nên ồ ạt đi làm xét nghiệm kiểu phong trào rồi vội suy sụp tinh thần khi kết quả không mong muốn. Tình trạng lo lắng kéo dài có thể ảnh hưởng lớn tới em bé của bạn.
Làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh là gì
- xét nghiệm sàng lọc trước sinh bao nhiêu tiền?
- Thuốc Alpha Choay có dùng được cho bà bầu?
sàng lọc trước sinh hội chứng down, sàng lọc trước sinh ở đâu hà nội, sàng lọc trước sinh nipt, sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh, sàng lọc trước sinh là làm những gì, sàng lọc trước sinh double test, sàng lọc trước sinh không xâm lấn
sàng lọc trước sinh để làm gì, sàng lọc trước sinh ở bệnh viện đại học y, chỉ số sàng lọc trước sinh an toàn, sàng lọc trước sinh và sơ sinh, sàng lọc trước sinh và sau sinh, sàng lọc trước sinh và sơ sinh là gì