Để biết mức độ bênh nặng hay nhé, mới khởi phát hay đã biến chứng nặng thì bác sĩ sẽ kiểm tra mật độ xương sau đó dựa vào bảng các chỉ số đo độ loãng xương của bênh nhân thuộc độ 1, 2, 3 hay là độ nặng nhất là 4.
Table of Contents
Bệnh loãng xương là gì?
bệnh loãng xương là hiện tượng rối loạn chuyển hóa của xương làm ảnh hưởng đến sức nâng của bộ xương người đẫn đến các tác hại như gãy xương ở người già. Bệnh loãng xương có 2 loại là thứ phát & nguyên phát dẫn đến bởi các nguyên nhân cụ thể khác nhau theo từng đối tượng & độ tuổi khác nhau.
Loãng xương tên tiếng Anh là Osteoporosis
Chỉ số đo độ loãng xương hay không sẽ dựa vào 02 chỉ số đó là khối lượng xương & chất lượng xương:
Chất lượng xương là gì?
Chỉ số chất lượng xương có 3 yếu tố là:
- Chu chuyển xương (Tình trạng tổn thương vi cấu trúc xương, tình hình sửa chữa cấu trúc của xương)
- Vi cấu trúc của xương (Thành phần chất nền và chất khoáng của xương)
- Thể tích xương
Chỉ số của khối lượng xương là gì?
- Khối lượng xương (Bone Mass Content – BMC)
- Mật đô khoáng chất của xương (Bone Mineral Density – BMD)
Bảng các chỉ số đo độ loãng xương
Để có thể kiểm tra mật độ xương của một người có bình thường hay không bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số chuẩn từ dưới -2.5 đến +1 để đo xương của người bệnh.
Theo trang bacsinoitru.vn thông tin cụ thể về chỉ số T Score xem mật độ xương & có bị loãng xương hay không có 4 cấp độ như sau:
Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương của Tổ chức y tế Thế giới (WHO) năm 1994, đo mật độ xương tại cột sống thắt lưng và cổ xương đùi theo phương pháp DXA :
- Xương bình thường: T score từ – 1SD trở lên.
- Thiếu xương (Osteopenia): T score dưới – 1SD đến – 2,5SD.
- Loãng xương (Osteoporosis): T score dưới – 2,5SD.
- Loãng xương nặng: T score dưới – 2,5 SD kèm tiền sử/ hiện tại có gẫy xương
Phân loại bệnh thứ phát & nguyên phát
Như đã nói ở trên, ngoài nguyên nhân chính là tuổi già mà mọi người thường biết đến nhưng không cụ thể là gì thì Loang Xuong còn được phân loại cụ thể ra:
- Loãng xuong nguyên phát
- Loãng xuong thứ phát
Khi phân biệt được từng loại đối với người bệnh cụ thể sẽ có các phương án điều trị khác nhau, phù hợp hơn.
loãng xương thứ phát là gì?
loãng xương thứ phát là bệnh từ các nguyên xuất phát từ thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, từ một số bệnh mãn tính hoặc do dùng các loại thuốc đặc trị kéo dài. Khi bị xác định là nguyên nhân thứ phát thì quá trình điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn, có những biến chứng nguy hiểm hơn.
Qua trình điều trị bệnh sẽ khó khăn hơn nguyên nhân nguyên phát nếu bệnh nhân có thêm các vấn đề về sức khỏe như sau:
- Một số người phải bất động quá lâu ngày do bệnh tật, nghề nghiệp (như du hành vũ trụ).
- Phải sử dụng kéo dài một số loại thuốc gây tăng đào thải Canxi qua đường niệu và giảm hấp thu Canxi qua ruột như Corticoid, Insulin, thuốc chống đông Heparin, thuốc chống động kinh Dihydan,…
- Bị các bệnh về xương khớp mãn tính như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp.
- Bị suy thận mãn tính hoặc phải chạy thận lâu ngày gây tăng đào thải Canxi qua đường tiết niệu.
- Bị mắc một số bệnh về nội tiết như cường tuyến giáp trạng, cường tuyến vỏ thượng thận, cường giáp trạng, bị đái tháo đường,…
- Bị thiểu năng các tuyến sinh dục ở nam hoặc nữ như suy buồng trứng sớm, mãn kinh sớm, phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng, thiểu năng tinh hoàn,…
- Bị mắc các bệnh mãn tính ở đường tiêu hóa như bị viêm đại tràng, viêm ruột, viêm loét dạ dày,… mãn tính làm giảm hấp thu canxi, vitamin D , Protein ở đường tiêu hóa.
loãng xương nguyên phát là gì?
loãng xương nguyên phát là bệnh do quá trình lão hóa của cơ thể, bắt đầu sau tuổi 30 là quá trình loãng diễn ra. Đây gọi là quá trình loãng xương sinh lý. Bệnh loãng xương nguyên phát còn xảy ra ở phụ nữ tiền mãn kinh.
Bệnh loãng xương nguyên phát được chia ra làm 02 tuyp riêng biệt là:
- Typ 1: thường diễn biến chậm và âm thậm, xuất hiện muộn hơn. Tuy nhiên ngày nay, do tuổi thọ tăng nên số người cao tuổi bị loãng xương loại này cũng gia tăng nhiều hơn.
- Typ 2: xảy ra ở phụ nữ mãn kinh và sau mãn kinh. Nguyên nhân gây ra loại loang xuong này là do sự suy giảm đột ngột lượng nội tiết tố nữ Estrogen khi mãn kinh gây ra. Khi mức Estrogen (EstroG 100) bị sụt giảm xuống thấp ở tuổi mãn kinh, mỗi năm xương sẽ mất đi 1-3% khối xương, đây là giai đoạn mất xương nhanh. Với sự sụt giảm nội tiết gây mất xương nhanh như vậy, người phụ nữ thường đã bị loãng xương (mất khoảng 30% khối xương) sau 5 năm mãn kinh nếu không được chăm sóc tốt. Đến tuổi 80, phụ nữ có thể mất tới 40% khối xương và sẽ bị loãng xương nặng. Loãng xương nguyên phát typ 1 gặp nhiều ở phụ nữ từ sau 50 tuổi.
Khi đã biết các nguyên nhân cũng như cụ thể về “bệnh loãng xương là gì” người bệnh nên có kế hoạc đièu trị càng sớm càng tốt để có thể giảm thiểu các nguy cơ cũng như biến chứng về sau sẽ càng khó chưa hơn rất nhiều.