Tuy rằng nhóm máu O không phải là nhóm hiếm nhưng là nhóm máu chỉ cho không nhận của các nhóm máu khác và máu O chỉ có thể nhận từ chính nhóm máu cùng loại. Vậy đâu là điểm đặc biệt của nhóm máu này mà một người khi xét nghiệm biết được mình nhóm máu này?
Table of Contents
1/ Đặc điểm của nhóm máu O
Máu người được chia làm nhiều nhóm dựa theo một số chất cacbohydrat và protein đặc thù trên hồng cầu. Có khoảng 46 nhóm khác nhau, nhưng những nhóm chính là O, A, B và yếu tố Rhesus (Rh). Vì những lý do chưa được khám phá, máu của mỗi nhóm có thể có kháng thể chống lại những nhóm kia. Do đó, khi truyền máu khác nhóm vào, kháng thể của người nhận có thể phá hủy máu gây tác hại cho cơ thể.
2/ Phân loại nhóm máu o là gì trong huyết học?
- Người có kháng nguyên A trên bề mặt các hồng cầu được xếp vào nhóm máu A.
- Người có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu được coi là thuộc nhóm máu B.
- Người có cả 2 kháng nguyên trên thuộc nhóm máu AB. Người không có cả 2 kháng nguyên A và B được xếp vào nhóm máu O.
Nhóm máu O có thể tương tác với các nhóm máu bất kỳ khác mà không có phản ứng của kháng thể. Vì vậy, người thuộc nhóm máu này có thể cho máu bất kỳ ai. Ngược lại, nhóm máu AB vì không phản ứng với bất cứ kháng nguyên nào nên có thể tiếp nhận tất cả các nhóm máu.
Nhóm máu O có thể tương tác với các nhóm máu bất kỳ khác mà không có phản ứng của kháng thể. Vì vậy, người thuộc nhóm máu này có thể cho máu bất kỳ ai. Ngược lại, nhóm máu AB vì không phản ứng với bất cứ kháng nguyên nào nên có thể tiếp nhận tất cả các nhóm máu.
Còn 2 nhóm A, B thì vừa phải, nghĩa là nhận 2 và cho cũng 2, cụ thể là nhóm A nhận được A và O nhưng cũng cho được A và AB. Nhóm B nhận được B và O, cũng cho được B và AB.
Ngược lại AB có thể nhận được cả 4 nhóm nhưng chỉ truyền được cho nhóm của mình là AB.
Nhóm máu O có thể truyền cho cả 4 nhóm nhưng lại chỉ nhận được nhóm của mình là O.
3/ Vậy con người có tổng cộng bao nhiêu nhóm máu?
Khi nói đến nhóm máu, thường người ta hay nhắc đến 4 nhóm A, B, O, và AB. Đây là 4 nhóm máu được phân loại theo hệ thống phân loại A B O. Theo một công trình nghiên cứu trên 20.635 người, trong đó có 15.255 nữ và 5.380 nam, đủ mọi lứa tuổi, thì tỉ lệ phân bố các nhóm như sau:
O | A | B | AB |
44.42% | 34.83% | 13.61% | 7.14% |
Có tổng cộng 30 hệ nhóm máu người được tổ chức quốc tế về truyền máu (ISBT) ghi nhận. Tuy nhiên, còn có một yếu tố cực kỳ quan trọng là yếu tố Rh (viết tắt của Rhesus), là một loại protein trên mặt ngoài hồng cầu, để phân biệt nhóm máu.
Theo cách phân biệt này thì người ta xác định được 50 loại kháng nguyên, trong đó có 5 loại quan trọng là C, c, D, E, e. Kháng nguyên D là quan trọng nhất trong lâm sàng, với tính sinh miễn dịch cao và tính kháng nguyên mạnh. Máu của một người có thể có kháng nguyên D, được gọi là dương tính với kháng nguyên D, ký hiệu là Rh+; hay không có kháng nguyên D, được gọi là âm tính với kháng nguyên D, và được ký hiệu là Rh-.
Như vậy, nhóm máu của một người có thể là O+, O-, A+, A-, B+, B-, AB+, AB-.
4/ nhóm máu hiếm nhất chính là nhóm máu nào?
Nếu xét nhóm máu theo hệ A B O thì nhóm AB là nhóm máu có tỉ lệ người sở hữu ít nhất (~7%), nhưng xét đến yếu tố Rh thì người có nhóm máu Rh- là hiếm nhất. Tùy theo chủng tộc người mà tỉ lệ này khác nhau, với người Việt Nam thì người có nhóm máu Rh- chỉ chiếm khoảng 0.04%, cực kỳ hiếm. Những người có nhóm máu Rh- chỉ có thể nhận máu từ người cho có nhóm Rh-, nếu nhận Rh+ có thể dẫn đến tai biến truyền máu cực kỳ nghiêm trọng.
Liên quan đến vấn đề này, có trường hợp dẫn đến nguy hiểm cho trẻ sơ sinh được sinh ra từ mẹ có nhóm máu Rh-. Cụ thể là mẹ có nhóm máu Rh- vẫn có thể sinh con đầu lòng bình thường, nhưng từ con thứ hai trở đi thì nếu bé có nhóm máu Rh+ (giống bố), khi sinh ra sẽ gặp nguy hiểm. Đó là vì khi sinh, máu của mẹ và máu con tiếp xúc nhau, máu mẹ Rh- sẽ tạo kháng thể chống lại Rh+ của con, dẫn đến hủy hoại hồng cầu, gây thiếu máu trầm trọng, vàng da nặng và có thể nguy hiểm đến tính mạng của bé.
Tuy nhiên, hiện nay đã có biện pháp phòng ngừa bằng cách tiêm huyết thanh kháng D cho mẹ ngay sau khi sinh con đầu lòng, hoặc tốt nhất là theo dõi thai kỳ thường xuyên với thai lần 2 trở đi, đề phòng trường hợp nặng thì truyền thay máu cho thai nhi khi còn trong bụng mẹ qua tĩnh mạch rốn.
Xem thêm thông tin về: