Với các cặp vợ chồng chưa muốn sinh con sớm thường chọn biện pháp tránh thai như đặt vòng tránh thai, sử dụng BCS, uống thuốc ngừa thai định kỳ..v.v… Trong đó các đặt vòng thường khiến phụ nữ lo lắng hơn vì không biết như vậy có ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày hay khi QH với người chồng có bị đau bụng hay không?
Table of Contents
I/ đặt vòng tránh thai ở đâu an toàn cho sức khỏe người phụ nữ?
Bạn hãy hiểu câu hỏi này có 02 trường hợp hiểu khác nhau đó là:
- địa chỉ đặt vòng tránh thai uy tín ở hà nội, TpHCM là ở đâu
- vị trí đặt vòng tránh thai trên cơ thể người phụ nữ
Tạm bỏ qua những địa chỉ thực hiện dịch vụ đặt vòng tránh thai uy tín & an toàn trong mục này, các bạn sẽ được tư vấn nên đặt ở đâu vào cuối nọi dung này. Liên quan đến vị trí đặt vòng tránh thai thì chỉ có thể đặt trong tử cung người phụ nữ.
Theo thông tin từ bệnh viện Từ Dũ tư vấn về vấn đề đặt vogn tranh thai cho phụ nữ chi tiết như sau:
Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ (thường có hình chữ T) được đặt vào lòng tử cung tạo nên hiệu quả tránh thai kéo dài nhiều năm. Vòng tránh thai có thể được quấn đồng hay không để làm tăng hiệu quả ngừa thai. Hiện tại dụng cụ tử cung (DCTC) hiện đại nhất là loại vòng có chứa nội tiết progestin (vòng Mirena) được phóng thích dần dần tạo hiệu quả tránh thai rất cao.
Vòng tránh thai là một trong những phương pháp tránh thai tạm thời, thường được dùng rộng rãi ở những nước đang phát triển vì đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả. Ở Việt Nam, vòng Multiload và TCu 380 đang được sử dụng rộng rãi. Gần đây, vòng Mirena (dụng cụ tử cung có chứa nội tiết) đã xuất hiện trên thị trường.
1/ cơ chế tác dụng của biện pháp đặt vòng tránh thai
Cơ chế tác dụng chính của dụng cụ tử cung là gây ra phản ứng viêm tại niêm mạc tử cung, làm thay đổi về sinh hóa tế bào nội mạc và không tạo điều kiện thuận lợi để trứng thụ tinh làm tổ.
1.1/ Đối với vòng có progesterone
- Có thể gây ra ức chế rụng trứng.
- Progesterone ngăn chặn hoạt động chu kỳ của nội mạc tử cung do nồng độ progesterone cao so với estrogen, tạo điều kiện không thuận lợi cho trứng thụ tinh không thể làm tổ ở niêm mạc tử cung.
1.2/ đặt vòng tránh thai bằng đồng
- Ion đồng còn làm thay đổi sinh hoá của chất nhầy cổ tử cung, từ đó ảnh hưởng đến sự di động, hoạt hoá và khả năng sống sót của tinh trùng.
- Đồng làm thay đổi niêm mạc tử cung, ngăn chặn sự làm tổ của trứng thụ tinh.
- Hiệu quả ngừa thai của vòng tăng lên bởi sự phóng thích liên tục của đồng vào buồng tử cung, làm tăng phản ứng viêm và có thể gây ra co cơ tử cung ngăn chặn sự làm tổ của trứng
2/ Khi đặt vòng tránh thai có đau bụng & qu.an h.ệ có đau không?
Vấn đề này được các bác sĩ bệnh viện phụ sản Từ Dũ chai sẻ rất cụ thể với các phụ nữ đến thực hiện tiểu phẫu này tại bệnh viện tuy nhiên có nhiề mẹ trên diễn đàn Webtretho vẫn đặt câu hỏi khá nhiều do chưa từng thực hiện lần nào nên tâm lý ngại ngùng. Tiếp theo đây là thông tin về những tác dụng phụ cũng như đối tượng đặt vòng tránh thai là những người nào, nên làm ở thời điểm nào trước khi sinh con..v..v..
2.1/ đặt vòng ngừa thai có bị đau không?
3/ có nên đặt vòng tránh thai hay không
- Gần như là 98% có hiệu quả tránh thai như mong đợi. Điều này có nghĩa rằng nếu 100 người sử dụng vòng tránh thai thì chỉ 2 người trong số họ sẽ có khả năng mang thai.
- Lợi ích chính của vòng tránh thai là giúp bạn tránh mang thai ngoài ý muốn. Điều này đã được chứng minh dựa trên ý kiến thăm dò của nhiều nghiên cứu khoa học.
- Đặt vòng tránh thai là biện pháp ngừa thai chủ động. Thông thường thì việc đặt vòng tránh thai được chỉ định đối với chị em đã có ít nhất 1 con và phải đặt sau khi người phụ nữ sinh con khoảng 6 tuần.
4/ Những đối tượng không được đặt vòng ngừa thai
Vòng tránh thai là biện pháp tránh thai hiệu quả cao có thể áp dụng rất rộng rãi. Nhưng một số trường hợp sau đây cần tránh không nên áp dụng hoặc cần phải tuyệt đối không được áp dụng vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe rất nghiêm trọng. Mọi quyết định đặt được hay không đều cần qua thăm khám của bác sĩ chuyên khoa ở các bệnh viện, tủng tâm y tế uy tín.
4.1/ Những người không nên đặt vòng
- Bất thường về tâm thần cản trở việc theo dõi vòng
- Tiền sử dị ứng đồng, bệnh Wilson, bất thường trong hấp thu chuyển hoá đồng.
- Nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường sinh dục cao.
- Sa sinh dục độ II, III.
- U xơ tử cung.
- Lạc nội mạc tử cung.
- Bệnh van tim.
- Rối loạn đông máu.
- Tiền sử thai ngoài tử cung, tái tạo tai vòi.
- Chưa có con.
4.2/ Các đối tượng tuyệt đối không được đặt vòng ngừa thai
- Bệnh ác tính đường sinh dục.
- Viêm niêm mạc tử cung sau khi sanh hay sau phá thai nhiễm trùng trong 3 tháng gần đây.
- Xuất huyết tử cung bất thường chưa rõ nguyên nhân.
- Viêm nhiễm đường sinh dục.
- Có thai hay nghi ngờ có thai.
II/ Minh họa hình ảnh về đặt vòng tránh thai chi tiết
Bước thứ 1: các bác sĩ sẽ xác định vị trí tử cung bằng thước đo buồng tử cung chuyên dùng.
Bước thứ 2: Sau khi đã xác định chiều dài buồng tử cung đưa nhẹ vòng tránh thai qua cổ rồi đến định vị tại buồng cổ tử cung.
Bước thứ 3: Trên mỗi vòng đều có chất đồng và có 2 sợi dây cước ở chân vòng, sợi dây này giúp ta xác định vòng còn định vị đúng.
Bước thứ 4: Sau khi đặt vòng vào buồng tử cung xong, phần dây cước nằm trong âm đạo, bác sĩ sẽ cắt bớt sợi dây, nhằm tránh vướng và bất tiện trong giao hợp, phần còn lại của sợi dây chỉ 3-4 cm, sẽ được định vị cùng đồ sau trong âm đạo.
Tuyệt đối không được đặt vòng khi:
- Đang mang thai , hoặc nghi ngờ có thai;
- Đang viêm nhiễm ở đường sinh dục;
- Xuất huyết tử cung bất thường chưa rõ nguyên nhân;
- Viêm niêm mạc tử cung sau sanh hay sau phá thai nhiễm trùng trong 3 tháng.
Mặc dù là biện pháp tranh thai được sử dụng khá phổ biến, có hiệu quả lâu dài và kinh tế nhưng dụng cụ tử cung này cũng có một số nhược điểm như khiến bạn bị đau lưng, rong kinh, rong huyết, đau bụng, kinh và khí hư có thể sẽ ra nhiều hơn bình thường…
Comments
Contents
- 1 I/ đặt vòng tránh thai ở đâu an toàn cho sức khỏe người phụ nữ?
- 1.1 1/ cơ chế tác dụng của biện pháp đặt vòng tránh thai
- 1.2 1.1/ Đối với vòng có progesterone
- 1.3 1.2/ đặt vòng tránh thai bằng đồng
- 1.4 2/ Khi đặt vòng tránh thai có đau bụng & qu.an h.ệ có đau không?
- 1.5 2.1/ đặt vòng ngừa thai có bị đau không?
- 1.6 3/ có nên đặt vòng tránh thai hay không
- 1.7 4/ Những đối tượng không được đặt vòng ngừa thai
- 1.8 4.1/ Những người không nên đặt vòng
- 2 II/ Minh họa hình ảnh về đặt vòng tránh thai chi tiết