Chuẩn cân nặng của bà bầu theo từng tháng

17:52 19/03/2023

Chuẩn cân nặng của bà bầu theo từng tháng được nhiều mẹ bầu quan tâm chính là biểu đồ tăng cân chuẩn cho bà bầu của 40 tuần thai giúp các mẹ kiểm soát được không chỉ sức khoẻ của mẹ và sự phát triẻn của thai nhi theo tuần mà còn thể hiện tình trạng phát triển của 2 mẹ con có đang đúng chuẩn hay không.

Chuẩn cân nặng của bà bầu theo từng tháng

Mẹ mang thai tháng thứ 3 tăng bao nhiêu kg? Mẹ bầu tuần thứ 12 tăng mấy kg? Hay như là mang thai tuàn thứ 36 rồi mẹ đã tăng được bao nhiêu cân rồi? Tất cả các chỉ số này nếu mẹ không dựa vào biểu đồ tăng cân chuẩn của bà bầu theo chuẩn của WHO mới nhất sẽ khó biết được việc kiểm soát cân nặng của mình sao cho phù hợp với sự phát triển của thai nhi.

Chuẩn cân nặng của bà bầu theo từng tháng

mẹ tăng cân như thế nào khi mang thai

Việc tăng cân trong thời kỳ mang thai là quan trọng cho cả mẹ lẫn bé, cả 02 đều có sự liên quan mật thiết thể hiện tình trạng phất triển của bé, dinh dưỡng của mẹ..v..v.. như thế nào là hợp lý nhất.

Trên thực tế, cơ thể phụ nữ khác nhau nên cân nặng khi mang thai cũng khác nhau, chủ yếu phụ thuộc vào số cân bạn có trước khi mang bầu. Tuy nhiên, bạn có thể dựa trên chỉ số BMI của cơ thể trước khi mang thai để tìm hiểu cân nặng cần có thế nào là thích hợp.

  • Nếu thừa cân (chỉ số BMI từ 26 đến 29): bạn nên tăng từ 7 đến 12 kilogam.
  • Nếu bạn béo phì, tức là chỉ số BMI cao hơn 29: bạn chỉ nên tăng từ 5 đến 9 kilogam, thậm chí ít hơn.
  • Nếu chỉ số BMI của bạn ở mức trung bình, tức là từ 18,5 đến 26: bạn nên tăng từ 12 đến 16 kilogam, đây cũng là tiêu chuẩn tăng cân trung bình của phụ nữ mang thai.
  • Nếu bạn quá gầy, chỉ số BMI thấp hơn 18,5: bạn sẽ cần tăng số cân nặng từ 13 đến 18 kilogam.

cách tính cân nặng chuẩn cho bà bầu

  • Cân cùng vào một thời điểm trong ngày
  • Mặc cùng lượng quần áo khi cân
  • Sử dụng một cái cân giống nhau cho các lần cân
  • Cân mỗi tuần một lần (nếu cân quá thường xuyên, bạn có thể sẽ lẫn lộn và trở nên căng thẳng với những biến động thay đổi liên tục theo ngày)

Mang thai có vẻ là một trong những lý do chính đáng để tăng cân. Thế nhưng hãy cẩn thận, tăng cân quá nhiều hay quá ít đều có thể gây ảnh hưởng không tốt đến bạn, em bé và thai kì của bạn. Vì vậy, trọng lượng hoàn hảo trong thời gian mang thai là bao nhiêu?

Việc tăng cân là hoàn toàn tự nhiên khi mang thai, tuy nhiên việc cân nặng tăng quá nhiều hay tăng quá ít sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

Mặc dù bạn cần bổ sung calo để thai nhi phát triển, nhưng bạn không nhất thiết phải “ăn cho hai người” như mọi người hay khuyên. Một phụ nữ mang thai chỉ cần ăn thêm khoảng 300 calo mỗi ngày so với trước khi mang thai để đạt được trọng lượng như ý.

công thức tính cân nặng bà bầu

Dựa vào chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index (BMI)), bạn có thể xác định được cân nặng bạn cần tăng trong suốt thai kỳ phù hợp với thể trạng của mình.

cách tính chỉ số khối lượng cơ thể bmi

Chuẩn cân nặng của bà bầu theo từng tháng

(Trong đó: W là cân nặng; H là chiều cao của mẹ bầu)

mức tăng cân hợp lý cho bà bầu

mức tăng cân chuẩn cho bà bầu sẽ dựa vào bảng chuẩn như trên. Ví dụ bạn 42 ký, cao 1,5m; thì chỉ số BMI của bạn là khoảng 18-19, bạn cân tăng cân trong khoảng 13-18 kg.

Chuẩn cân nặng của bà bầu theo từng tháng

Số cân nặng tăng lên khi mang thai bao gồm:

  • Tăng tuần hoàn máu
  • Tăng cường trữ nước và các chất lỏng nói chung
  • Tăng trọng lượng bầu ngực
  • Tăng kích thước tử cung
  • Xuất hiện túi nước ối và nhau thai
  • Em bé ngày càng lớn (bé nặng trung bình khoảng 3.2kg khi mới sinh).

cách tính cân nặng chuẩn khi mang thai

Đây là tất cả những gì làm nên tổng cân nặng tăng thêm của phụ nữ mang thai:

  • Em bé: 3 đến 4kg
  • Nhau thai: 0.7kg
  • Nước ối: 1kg
  • Ngực: 0.7kg
  • Máu và dịch: 1.5kg
  • Nước: 2.5kg
  • Chất béo lưu trữ để chuẩn bị cho quá trình sinh con và cho con bú: 2.5kg
  • Tử cung: 1 kg

Bà bầu phải làm sao khi cân nặng không ổn định

Thực tế, bạn sẽ không thể theo dõi chặt chẽ quá trình tăng cân được. Sẽ có tuần bạn trở nên thèm ăn liên tục, trong khi có những tuần bạn thấy sợ khi nhìn thấy đồ ăn. Không nên quá lo lắng, căng thẳng về vấn đề cân nặng. Chừng nào cân nặng tổng thể của bạn vẫn tăng theo mục tiêu và tỉ lệ tăng cân đạt ở ngưỡng trung bình theo công thức thì thai kì của bạn vẫn ổn.

Hãy đến gặp bác sĩ nếu xảy ra một trong các trường hợp sau:

  • Bạn tăng nhiều hơn 1.4kg trong một tuần bất kỳ trong 3 tháng giữa thai kì
  • Bạn tăng nhiều hơn 1kg trong một tuần bất kỳ trong 3 tháng cuối của thai kỳ
  • Nếu bạn không tăng cân trong hơn hai tuần liên tiếp trong 3 tháng giữa của thai kỳ, đặc biệt nếu điều này không liên quan đến việc ăn hoặc uống quá nhiều natri.

tiêu chuẩn cân nặng của bà mẹ mang thai

  • tăng cân khi mang thai 3 tháng đầu: Trong ba tháng đầu, kích thước em bé chỉ bằng hạt giống của cây thuốc phiện, nghĩa là việc “ăn cho hai người” không hợp lý vào thời điểm này. Bạn chỉ cần tăng số cân tối thiểu trong 3 tháng đầu tiên, là khoảng 1 đến 2 kilogam. Thậm chí có nhiều phụ nữ không thể tăng cân, có khi còn giảm cân vì ốm nghén trong giai đoạn này.
  • 3 tháng giữa tăng bao nhiêu cân: Trong tam cá nguyệt thứ hai, em bé của bạn bắt đầu phát triển. Bạn nên tăng 0.5 đến 0.7 kilogam mỗi tuần từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6, tức là giai đoạn này bạn sẽ tăng thêm 5.5 đến 6.5 kilogam nữa.
  • 3 tháng cuối thai kỳ nên tăng bao nhiêu cân: Trong ba tháng cuối, cân nặng bắt đầu tăng ít đi so với giai đoạn trên. Bạn chỉ còn tăng khoảng 0.5kilogam mỗi tuần (tức là bạn sẽ tăng thêm tổng cộng khoảng 4 đến 5 kilogam). Một số phụ nữ không tăng cân, thậm chí giảm từ 0.5 đến 1 kilogam vào tháng thứ 9 của thai kỳ.

tăng bao nhiêu cân là đủ khi mang thai

“Chạy chậm và ổn định” không chỉ giúp Rùa chiến thắng trong cuộc đua với Thỏ, nguyên tắc này còn được áp dụng trong chiến lược tăng cân khi mang thai. Thật vậy, tốc độ tăng cân cũng quan trọng như tổng số cân của bạn. Đó là bởi vì em bé trong bụng mẹ cần nguồn cung ổn định các chất dinh dưỡng và calo trong suốt 9 tháng 10 ngày.

Tốc độ tăng thích hợp cũng tạo điều kiện cho da bụng giãn dần dần. Đồng thời cũng giúp bạn lấy lại phom người dễ hơn sau khi sinh. Thế nhưng tăng cân ổn định không có nghĩa là tốc độ tăng đều như nhau trong suốt 40 tuần thai.

lên cân quá nhiều khi mang thai

  • Khó sinh
  • Sinh con quá to
  • Trẻ nặng cân dễ có vấn đề tiểu đường
  • Trĩ, rạn bụng, các vấn đề với vùng xương chậu, són tiểu
  • Khó chịu và nóng hơn những bà bầu khác
  • Đau lưng, đau chân, phù chân và khó khăn trong đi lại
  • Tăng huyết áp và nguy cơ tiền sản giật, tiểu đường thai nghén
  • Chèn ép lên các bộ phận khác như tim, gan và thận
  • Nguy cơ kháng insulin và tiểu đường cấp độ 2.

tăng cân ít khi mang thai có sao không

Tăng nhiều có mỗi lo của tăng nhiều, mẹ không tăng cân khi mang thai hoặc thiếu cân cũng có những lo lắng riêng

  • Sinh con thiếu cân
  • Sinh non
  • Ảnh hưởng quá trình tiết sữa và không đủ sữa cho con bú
  • Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường phụ thuộc vào tỉ lệ tương xứng giữa lượng mỡ và cơ trong cơ thể, cũng như lượng thức ăn hợp lý hàng ngày. Do đó, chỉ số BMI quá thấp hoặc quá nhẹ cân cũng gây sẩy thai.

cân nặng của bà bầu theo từng tháng

  • Cân nặng thai nhi theo tuần chuẩn nhất của WHO & viện dinh dưỡng
  • Thức ăn để sinh con trai theo ý muốn chính xác nhất hiện nay

nên tăng bao nhiêu cân khi mang thai, tăng bao nhiêu cân khi mang thai là đủ, mang thai 34 tuần bé nặng bao nhiêu, bà bầu mang thai tuần thứ 32 tăng bao nhiêu kg, bà bầu tăng bao nhiêu cân là đủ, mang thai tăng cân như thế nào là hợp lý, phụ nữ mang thai tăng bao nhiêu cân là đủ

Comments

comments

1 / Trisomy 13 là gì và nguy cơ hội chứng Trisomy 13 có bị down không?

Ngày nay khoa học phát triển đồng thời các cải tiến trong việc chuẩn đoán trước các triệu chứng, bệnh lý hay nguy cơ cho phụ nữ mang thai & thai nhi sẽ giúp hạn chế được các nguy cơ không đáng có về sau này. Trisomy 13 là một trong những nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống và phát triển nếu không may trẻ mắc phải. Vậy Trisomy là gì và khi đi khám thai bạn được bác sĩ ghi xét nghiệm có dòng chữ "nguy cơ hội chứng trisomy 13" là gì?Trisomy 13 là gì? Trisomy 13 là một tình trạng nhiễm sắc thể liên quan đến khuyết tật trí tuệ nghiêm trọng và các bất thường về thể chất ở nhiều nơi trên cơ thể. Trisomy 13 còn gọi là hội chứng Patau. Nguy cơ hội chứng trisomy 13 là chuẩn đoán trước...

2 / Nên uống Magie B6 khi nào đúng cách nhất?

Nếu đã biết công dụng của Magie B6 có tác dụng quan trọng thế nào với sức khỏe của mình thì các bạn cũng nên biết thời điểm nên uống MAGIE B6 khi nào là tốt nhất? Uống vào buổi tối hay sáng để không phản tác dụng của thuốc?Magie b6 là thuốc gì? Magie b6 là thuốc dùng trong việc điều trị bệnh rối loạn chức năng của những cơn lo âu đi kèm với tăng thông khí còn được gọi là tạng co giật khi chưa có điều trị đặc hiệu. Bên cạnh đó, Magie B6 còn là thuốc dùng cho trường hợp bị thiếu calcium đi kèm, để điều trị các trường hợp thiếu magnésium nặng, riêng biệt hay kết hợp.Magie B6 là hỗn hợp bao gồm magie & vitamin B6, thuốc dùng theo đơn của bác sĩ được kê toa cụ thể với...

3 / Bảng giá sữa Ensure & hướng dẫn cách sử dụng chi tiết 2020

Giá 1 thùng sua Ensure nước mới nhất 2020, chi tiết giá sữa Ensure gold 400g & 900g của Mỹ, cũng như loại 850g của Úc gia bao nhieu trênt hị trường hiện naysữa ensure Nói đến sữa ngoại nhập hẳn cái tên Ensure không xa lạ với ngươi tiêu dùng Việt Nam hiện nay, sự đa dạng về sản phẩm dành cho nhiều đối tượng người dùng như trẻ em dưới 1 tuổi, sữa dành cho phụ nữ mang thai cũng như các loại sữa dành cho người già bị tiểu đường, gãy xương..v..v...1/ giá sữa bột ensure gold 900g & 400g chính hãngSữa bột Abbott Ensure Gold - hộp 900g (dành cho người lớn)715.000Sữa bột Abbott Ensure Gold - hộp 400g (dành cho người lớn)299.000aSữa Ensure bổ sung cho cơ thể đầy đủ các vitamin,...

4 / bà bầu có nhuộm tóc được không?

bà bầu có nhuộm tóc được không? thai nhi có ảnh hưởng gì không và đâu là loại thuốc nhuộm tóc dành cho bà bầu, có loại nhuộm tóc trong tháng đầu mang thai cho bà bầu trên thị trường hiện nay?bà bầu có nhuộm tóc được không Có khá nhiều ý kiến trái chiều nhau về việc mẹ bầu có nên nhuộm tóc hay không? bà bầu nhuộm tóc có ảnh hưởng gì không vì người thì cho rằng nó sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, các mẹ ghiền làm đẹp quá lại thiên về ý kiến không ảnh hưởng gì và vô tư đi tung tăng ở các salon tóc.Cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào khẳng định việc nhuộm tóc trong lúc mang thai sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của thai nhi. Tuy nhiên, vì tinh yêu với baby của...

5 / Cập nhật bảng giá sữa Vinamilk mới nhất 2023

Bảng giá sữa vinamilk tháng 6 năm 2018 các loai dung tích 100mm, 180ml, sữa vinamilk 48 bịch giá bao nhiêu hay một thùng sữa chua, sữa hộp không đường tách béo cũng như chi tiết giá bán những sản phẩm của công ty sữa vinamilk mới nhất năm 2023.Xem bảng giá sữa vinamilk 2023 Vinamilk là hãng sữa lớn nhất Việt Nam cũng như các sản phẩm sữa của công ty sữa Vinamilk được ngừoi tiêu dùng trong nước tín nhiệm bên cạnh các loại sữa tươi ngoại nhập từ Mỹ, Úc hay Nhật.Các sản phẩm sữa của VNM rất đa dạng từ sữa tươi cho trẻ em, sữa công thức cho trẻ sơ sinh cho đến các loại sữa dành cho người già bị tiểu đường, sữa chua không đường giúp giảm cân..v...v.. Trong đó các loại sữa phát triển trí...