Xương sống mũi thai nhi hay chiều dài xương mũi thai nhi theo tuần từ tuần thai thứ 12 đến các tuần 16, 17, 18, 20, 22, 23, 25, 26 hay 32 tuần là một trong các chỉ số quan trọng khi làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Bác sĩ sẽ dựa vào các số đo chuẩn này để biết được thai nhi phát triền có bình thường hay không. Nếu thai nhi bị xương mũi ngắn thì bao nhiêu là ngắn & có nguy cơ như thế nào đến sự phát triển của bé trong tương lai?
Table of Contents
Bất sản xương mũi là gì?
Bất sản xương mũi là dấu hiệu (dấu chứng) mô tả hiện tượng không thấy xương mũi thai nhi khi xét nghiệm khám thai ở bà mẹ mang thai. Bất sản xương mũi là dấu chứng thai nhi có khả năng bị hội chứng Down, chiều dài xương mũi càng ngắn so với chuẩn tuổi thai thì nguy cơ thai bị mắc chứng Down càng cao.
Mũi bé bắt đầu hình thành như một phần của đường thở của bào thai vào khoảng 4 tuần tuổi thai. Vào cuối tam cá nguyệt đầu tiên, các thành phần cơ bản của mũi đã hình thành. Dấu hiệu hoặc hình ảnh của chứng bất sản xương mũi thai nhi được phát hiện khi mẹ đi làm các xét nghiệm trước sinh quan trọng.
Đo chiều dài xương mũi thai nhi để làm gì?
Xét nghiệm đo chiều dài xương mũi thai nhi là một trong những xét nghiệm quan trong nhất trước sinh àm các bà mẹ cầnt hực hiện như là chiều dài xương đùi, chu vi vòng đầu, đường kính ngang bụng của thai nhi..v…v… Đo chiều dài xương sống mũi của thai nhi còn được gọi là xét nghiệm bất sản xương mũi được thực hiện kết hợp với đo chu vi đầu, vòng bụng & xưogn đùi thai nhi nhằm phát hiện sớm khả năng mắc hội chứng Down cảu thai nhi sớm nhất trong thời kỳ đầu mang thai.
Ví dụ một câu hỏi được thai phụ hỏi về vấn đề xương sống mũi thai nhi ở tuần tuổi 21 đến 22 & được bác sĩ bệnh viện Từ Dũ TpHCM trả lời chi tiết kèm theo như sau:
Ở 12 tuần, e có làm SA độ mờ da gáy cùng xét nghiệm máu cho các kết quả Triple test nguy cơ thấp, 1/một trăm mấy chục nghìn. Tuy nhiên, vừa rồi e SA 4D 21-22 tuần ở 1 phòng khám thì cho các chỉ số sau :
Tim thai : 140k/ph
ĐKLĐ : 50mm
CDXĐ : 33 mm
ĐKNB : 47 mm
CVB : 151 mm
ĐK ngang tiểu não : 22 mm
Ngã tư não thất : 6 mm
ĐK 2 gian hốc mắt : 12 mm
CD Xương mũi : 4,8 – 5 mm
Các chỉ số khác bình thườngTrong nhóm chỉ số này, bsĩ cân nhắc nhất là CD Xương mũi, khá thấp (hình như thấp thì nguy cơ Down cao). Yêu cầu 2 quay lại SA sau 2 tuần, nếu cần thiết thì chọc ối. KKC của e là 15/4, em mong các bác sĩ tư vấn thêm cho em trường hợp này. Xin cảm ơn và Chúc sức khỏe
TS. BS. Lê Thị Thu Hà – Khoa Sản A – Bệnh viện Từ Dũ
Bất sản xương mũi (không quan sát thấy xương mũi) là dấu chứng mạnh nghĩ đến bé bị hội chứng Down. Xương mũi ngắn (<3mm ở tuổi thai 21 tuần) là dấu chứng của hội chứng Down (yếu hơn so với bất sản xương mũi). Xét nghiệm sàng lọc triple test của bạn (hội chứng Down, trisomy 18, khuyết tật ống thần kinh) cho thấy nguy cơ thấp và chiều dài xương mũi 4,5 – 5mm chưa nghĩ đến hội chứng Down. Bé có thể giống bố hoặc mẹ về hình dáng của mũi. Đặc điểm của người Việt Nam chúng ta là mũi tẹt nên bạn đừng quá lo lắng.
Hoặc với thắc mắc về “chiều dài xương mũi thai nhi 20 tuần” được một thai phụ khác thắc mắc cụ tểh cũng được giải đáp tương tự như sau:
Chào bác sĩ, em năm nay 33 tuổi mang thai lần đầu. Tuần 12 kết quả siêu âm bề dầy da gáy là 1.2mm. Kết quả Triple test thai nguy cơ thấp cho các hội chứng Down.
Đến tuần 20 kết quả siêu âm của em như sau:
- ĐK lưỡng đỉnh ~ 46mm
- ĐK chẩm trán ~ 58mm
- Chu vi vòng đầu: ~ 164mm
- Khoảng cách 2 hố mắt (BD) ~ 9mm
- Sống mũi ~ 6mm
- Đường kính tiểu não ~ 20mm
- Kích thước hố sau ~ 3mm
- Kích thước não thất bên ~ 5mm
- Chu vi vòng bụng ~ 139 mm
- Chiều dài xương cánh tay HL ~ 31mm
- Chiều dài xương đùi FL ~ 31mm
- Cân nặng ~ 239gr
- Dây rốn : 2 động mạch , 1 tĩnh mạch. Các bộ phận khác bình thường.
Xin bác sĩ cho em hỏi theo kết quả siêu âm trên thai có phát triển bình thường không ạ? Đặc biệt là chỉ số khoảng cách 2 hố mắt chỉ có 9mm, trong khi em thấy mọi người ở tuần tương tự đều có kích thước > 20mm nên em rất lo lắng. Với chiều dài xương đùi = xương cánh tay ~ 31mm thì em bé có bị thấp không ạ? Em xin cám ơn!
Ths. Bs. Hà Tố Nguyên – Khoa Chẩn đoán hình ảnh – BV Từ Dũ
Kết quả siêu âm hình thái học của em là bình thường. Khoảng gian hốc mắt nằm giới hạn dưới của chuẩn bình thường (từ 9 – 12mm). Xương đùi và xương cánh tay cũng trong giới hạn bình thường. Thân mến.
Theo: bệnh viện Từ Dũ
Xương mũi thai nhi theo tuần
Ngoài các thông tin xét nghiệm về đường kính ngang bụng của thai nhi, đường kính lưỡng đỉnh, xương dui ra sao thì các mẹ cần biết khi thai được 17 tuần, 18, 21, 23, 25, 26, 27 hay các tuần thai của 3 tháng giữa thai kỳ có chiều dài bao nhiêu là chuẩn, bao nhiêu là ngắn để có thể kết luận thai có nguy cơ mắc hội chứng DOWN cao.
Tất cả các con số ở đây đều mang tính chất tham khảo, yếu tố dài ngắn còn tùy thuộc vào tính di truyền của cha mẹ với con cái. Ví dụ nếu như cha mẹ có xương sống mũi ngắn & di truyền cho bé thì không thể tự ý kết luận xương sống mũi thai nhi ngắn rồi lo lắng về kết quả con của mình sẽ bị bệnh thiểu năng trí tuệ.
Khi mẹ siêu âm xương mũi thai nhi nên quyết định làm xét nghiệm ở tuần thứ 11 đến 14, lần tiếp theo vào các tháng giữa thai kỳ & cuối thai kỳ.
Theo một nghiên cứu được tiến hành vào giữa năm 2010 đến năm 2011 của các nhà khoa học tại Philipine về chiều dài tiêu chuẩn xương mũi thai nhi được thực hiện trên 74 bà mẹ mang thai thì cho kết quả như sau:
- Độ dài xương trung bình của mũi là 1,97 mm, 2,37 mm, 2,90 mm, 3,44 mm và 4,05 mm giữa các tuần lễ thứ 11, 12, 13, 14, và 15 tương ứng.
- Chiều dài xương mũi tăng lên tuyến tính với tuổi thai tiến triển (GA) và chiều dài mông vú (CRL). Mặc dù có những hạn chế của cuộc điều tra này, các giá trị tham khảo về chiều dài xương mũi (NBL) ở tuần thứ 11 đến tuần thứ 15 của thai nghén được xác định.
Bảng 1 cho thấy các phương tiện trung bình, độ lệch tiêu chuẩn và các phép đo tham khảo trong khoảng 2,5%, 5%, 50%, 95% và 97,5% phần trăm của chiều dài xương mũi bào thai trong giai đoạn từ 11 đến 15 tuần tuổi thai. Như đã quan sát thấy, độ dài xương của mũi là 1,97, 2,37, 2,90, 3,49 và 4,05 giữa tuần lễ thứ 11, 12, 13, 14, và 15. Bảng 2 trình bày chiều dài xương mũi ở tam cá nguyệt thứ nhất ở các nhóm dân tộc khác nhau.
Bảng 1. Độ dài xương mũi thai nhi trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ (tam cá nguyệt thứ 1)
Bảng 2. Độ dài xương mũi trong giai đoạn đầu của các nhóm dân tộc khác nhau (5% và 95% phần trăm)
Bảng 2 trình bày chiều dài xương mũi ở tam cá nguyệt thứ nhất ở các nhóm dân tộc khác nhau.
Hình 2 cho thấy mối quan hệ tuyến tính giữa NBL và GA. Chiều dài xương mũi tăng đáng kể so với tuổi thai (P = 0,01). Chiều dài xương mũi tăng lên tuyến tính với tuổi thai chuyển tiếp và được mô tả bằng phương trình sau: y = 0.518 x – 3.776 (R2 = 0.738).
Khi phân tích hồi quy mối quan hệ giữa xương mũi và CRL đã được thực hiện, phương trình hồi quy được tìm thấy như sau: y = 18,50 x 13,14 (R2 = 0,811) (Hình 3). Ngoài ra, thống kê một mối tương quan đáng kể đã được tìm thấy giữa tuổi thai và CRL (Hình 4).
Sơ đồ phân tán giữa chiều dài xương mũi và tuổi thai
Sơ đồ phân tán giữa chiều dài xương mũi và chiều dài má vú
Biểu đồ phân tán giữa tuổi thai và chiều dài má vương miện
Xương sống mũi của thai nhi tuần 11-14
- Khảo sát từ tuần thứ 11.
- Bất sản: không thấy xương mũi.
- Ý nghĩa: Nguy cơ cao Trisomy 21
Các nghiên cứu chỉ ra rằng 73% thai nhi Trisomy 21 không thấy xương mũi khi siêu âm vào tuần 11-14. Ngược lại, ở thai nhi bình thường, xương mũi thấy được trong 99,5% trường hợp.
Xương mũi của thai nhi ở 3 tháng giữa & 3 tháng cuối
- Bất thường:
- Bất sản.
- Thiểu sản: Chiều dài xương mũi < 2,5mm (hoặc BPD/NB > 10).
- Ý nghĩa: Nguy cơ cao Trisomy 21.
Bất sản có giá trị hơn thiểu sản xương mũi trong đánh giá nguy cơ bất thường NST. Các nghiên cứu chỉ ra rằng: xương mũi của thai nhi bình thường thuộc một số chủng tộc da màu có mũi thấp thường ngắn hơn chủng tộc da trắng. Do vậy, cần cẩn thận khi kết luận thiểu sản xương mũi của thai nhi ở các chủng tộc này (trong đó có Việt Nam).
Nếu bạn có ý định mang thai, hãy hỏi bác sĩ về các khuyến cáo về vitamin, chế độ ăn uống và thay đổi lối sống để đảm bảo thai kỳ an toàn và lành mạnh.