Chiều dài xương đùi thai nhi Nếu các mẹ lo lắng không biết được chiều dài xương đùi thai nhi 37, 38 tuần ngắn có sao không phải dựa vào bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của thai nhi để biết được các chỉ số trong kết quả xét nghiệm sàng lọc trước sinh cũng như khi làm các xét nghiệm trong thai kỳ. Còn có các chỉ số như đường kính lưỡng đỉnh thai nhi 38 tuần tuổi kết hợp với các chỉ số trên để bác sĩ có thể đưa ra kết luận chính xác nhất cho bà mẹ mang thai.
Table of Contents
Bảng chuẩn chiều cao cân nặng của thai nhi 2020
Nhiều mẹ mới mang thai lần đầu thường hay lo lắng không biết tuần thai của bé mình đang mang hiện tại có đạt chuẩn hay không? có đang bị suy dinh dưỡng hay có các biểu hiện như là xưogn múi ngắn, xưogn đùi thai nhi ngắn hơn chuẩn, đường kính lưỡng đỉnh đang là bao nhiêu hiện nay?..v..v… tất tần tật đều sẽ được thể hiện khi các mẹ đi xét nghiệm trước sinh ở các kỳ làm xét nghiệm qaun trọng & được bác sĩ giải thích chi tiết cũng như cách đọc kết quả xét nghiệm máu khi mang thai.
Khi có các kết quả xét nghiệm như đã đề cập bên trên các mẹ có thể so sánh với bảng tiêu chuẩn thai nhi theo từng tuần về các chỉ số đo chiều dài đầu mông, đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi theo tuần, chiều dài xương dui thai nhi chuẩn & cân nặng tương đương ở thời điểm này là bao nhiêu gam.
Bảng tiêu chuẩn thai nhi theo từng tuần
Các xét nghiệm này còn được gọi là xét nghiệm trước sinh. (Xem thêm: xét nghiệm sàng lọc trước sinh là gì?)
Số đo chiều dài xương đùi của bào thai có thể là một chỉ số vững chắc về sức khỏe sau này của trẻ. Nhóm nghiên cứu tại ĐH Tây Australia phát hiện ra rằng, những bé có xương đùi ngắn hơn ở thời điểm 24 tuần thai thường dễ bị cao huyết áp khi lên 6 tuổi.
Theo các tác giả, nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ trực tiếp giữa sự tăng trưởng trong thời kỳ bào thai và sức khỏe sau này của mỗi người. Vì vậy, chương trình chăm sóc thai nhi cần được bắt đầu sớm, chứ không chỉ dựa vào chế độ dinh dưỡng của người mẹ ở giai đoạn cuối của thai kỳ như hiện nay. Ngoài ra, việc đánh giá chiều dài xương đùi cũng giúp phân biệt các trường hợp nhỏ do di truyền và trường hợp thai nhi phát triển kém do môi trường không thuận lợi, giúp kịp thời đề ra chiến lược cải thiện sức khỏe cho các cháu ngay khi còn nằm trong bụng mẹ.
Nghiên cứu được tiến hành trên 700 thai nhi. Mỗi cháu được siêu âm để đo vòng bụng, vòng đầu và chiều dài xương đùi 5 lần trong khoảng thời gian 18-38 tuần thai. 300 trong số này sau đó được đo huyết áp khi lên 6 tuổi. Kết quả là chỉ số huyết áp thấp nhất được tìm thấy ở những trẻ:
- Có cân nặng lớn nhất khi sinh.
- Vòng bụng tăng trưởng hợp lý hoặc rất nhanh ở thời kỳ nằm trong bụng mẹ.
- Có xương đùi dài nhất tại 24 tuần thai.
Các tác giả rút ra một số nhận xét:
- Cân nặng thấp khi sinh liên quan chặt chẽ tới nguy cơ bị huyết áp cao, có thể dẫn tới các bệnh tim mạch khi trưởng thành.
- Những trẻ nằm trong số 5% có chiều dài xương đùi lớn nhất có chỉ số huyết áp thấp hơn 2 mmHg.
Ảnh hưởng của chiều dài xương đùi ở tuần thai thứ 24 tới huyết áp tương đương ảnh hưởng của vòng bụng, vốn được coi là một chỉ số quan trọng về sự tăng trưởng của thai nhi ở giai đoạn giữa và cuối của thai kỳ. Số đo vòng bụng phản ánh kích thước của gan và lượng mỡ dưới da, cho phép đánh giá mức độ dinh dưỡng của mẹ và thai nhi.
Chiều dài xương đùi thai nhi ngắn có sao không?
Đa số các mẹ khi đi làm các xét nghiệm trước sinh quan tâm đến chiều dài xương dui thai nhi sẽ có cùng thắc mắc như nhau: con của mình có đạt chuẩn hay không? xưogn đùi ngắn có bị làm sao không?
Rất nhiều thắc mắc về vấn đề này trên diễn đang webtretho được các thành viên là các bà mẹ mang thai các tuân thai 7, 8, 9, hay 10, 11, 13, 16, 17, 18 hoặc 23, 25, 27, 28..v….v.. đặt ra để mong có được các câu trả lời thỏa đáng từ những mẹ đã có kinh nghiệm sinh trước đó.
- Mình đi siêu âm về thấy BS ghi trong giấy siêu âm của mình là chiều dài xương đùi là 64, mà mình thấy mấy người cùng SA với mình toàn là 69. Mình thấy lo quá, có phải tại mình ăn ít cua và tôm không nhỉ. Ở nhà mình không ai ăn cua và tôm cả, nên khi nào mình mua về thì ăn còn không thì thôi. Tại mình đi làm bận quá, trưa về thật trưa tối thì thật tối nên chẳng chợ bú gì được. Con mà lùn thì chắc mình ân hận quá. Có ai hiểu về CDXĐ không? nói giúp mình với. MÌnh đang lo
- Mình vừa đi siêu âm về, hôm nay là 38 tuần 5 ngày, thì CDXD là 72 như thế thì có hy vọng em bé sẽ cao không?tất nhiên là còn phụ thuộc vào gien, giống của Ba mẹ, và chế độ ăn uống, nhưng mình muốn biết thêm thông tin về chỉ số này có liên quan gì không?
- 30w3d thì bé nhà em có chiều dài xương đùi là 58 ….. theo như các chị thì sao ạ?? Bình thường, ngắn hay dài ạ????
- bé nhà mình hôm đi siêu âm tuần thứ 22, chiều dài xương đùi có 41mm mình không biết chỉ số thế nào là bình thường. Vây bé nhà mình có bị lùn không ? tư vấn cho minh nhé cám ơn các mẹ
- Mình đi siêu âm hôm thứ 3 vừa rồi, thai 38 tuần 5 ngày, chiều dài xương đùi của em bé là 71. Bs siêu âm bảo là chân dài giống mẹ , mẹ cháu ko rõ là tiêu chuẩn tn, nhưng nghe thế rất sướng:4: vì cháu là con gái, còn mẹ cháu cao 1m65. Bố cháu bảo ‘khoản móng thế là ổn rồi, bây giờ chờ xem khoản mặt tiền thế nào nữa thôi:
- Mình muốn biết có ai đã từng mang thai và siêu âm với chuẩn đoán xương đùi ngắn không? Mình muốn hỏi để biết sau khi ra đời việc phát triển chiều cao và hình thể của bé ra sao?
- Bé nhà em xương đùi cũng hơi ngắn thì phải. 36,37w mà xương đùi có 63mm. Theo bảng thì trung bình phải là 68mm cơ. Thiếu những 5mm lận. Mà bố nó thì cao to đẹp giai, có mẹ cao 1m59… đâu đến nỗi… Híc híc.
- Hôm nay mình cũng đi siêu âm và được biết là em bé xương đùi ngắn hơn chuẩn. Giờ 36w mà xương đùi có 65mm à. Nếu do gien thì nó phải cao lắm chứ,con gái giống ba mà. Ba nó thì cao to mà sao đùi nó ngắn,buốn ghê !!!!Có khi nào tại mình thiếu canxi ko???
các mẹ đã có tập 1 hoặc sinh con thứ 2, 3 đuề rất nhiệt tình tư vấn từ ngay chính kinh nghiệm của bản thân về các xét nghiệm trước sinh mà mình đã từng thực hiện trước đây so với tình trạng phát triển của bé hiện tại ra sao:
- Mình đã sinh bé ra rồi, bây giờ là 28 tháng tuổi rồi, nhưng tay chân bé ngắn hơn bình thường bạn à? không biết do con còn nhỏ hay do như vậy? Đã đi BS nhưng họ không có ý kiến gì? Con mình lùn hơn các bạn rất nhiều bây giờ mới 82cm cân nặng 13.1kg.
- Bé nhà mình ngày trước siêu âm chiều dài xương đùi cũng ít hơn ngưỡng trung bình 1-2mm, mình tích cực uống canxi thì thấy cũng khả quan hơn. Bây giờ bé vừa tròn 1 tuổi, chiều cao 74cm, ít hơn chuẩn 1cm nhưng như vậy mình thấy cũng ổn.
- Theo như mình biết thì DKLĐ lớn hơn CDXĐ 20mm là bình thường. Cu đầu nhà mình trước đi siêu âm cũng hay bị chuẩn đoán là xương đùi ngắn và cũng bị kết luận là lùn đấy. Nhưng mình nghĩ xương đùi ngắn thì chân ngắn là đương nhiên rồi và thể hình cũng sẽ mất cân đối (có thể do gien) nhưng thấp thì chưa chắc vì con nhà mình 25 tháng đc 92cm rùi, nhưng chân thì vẫn ngắn hơn bình thường. Sau khi sinh thì bạn sẽ lấy chiều dài của em bé làm mốc và theo dõi hàng tháng xem chiều dài có phát triển ít nhất theo tiêu chuẩn TB ko, và có thể tư vấn bác sỹ về chế độ bổ sung canxi cho mẹ và bé. Trong 2 năm đầu bé phát triển chiều cao tương đối nhanh, nên bạn có thể tận dụng thời gian này 1 cách triệt để. Nên bạn cũng không nên lo lắng quá!
- Mình chưa sinh bé ra,nhưng có 2 lần bị xương đùi ngắn! Sau khi dò xét và nghi ngờ,đi SA chỗ uy tín,kết quả ko phải thế!Bé vẫn Ok lắm!
- Trước đây, mình đăng ký đẻ trọn gói ở Việt Pháp nên chỉ siêu âm theo lịch khám thai ở đó. Báo cáo siêu âm rất chi tiết: các chỉ số chiều dài xương đùi, vòng đầu….tương ứng với số tuổi thai là….Mình có thể so sánh với thời gian mang thai của mình để biết thai có phát triển bình thường hay không. Như vậy là có một biểu chuẩn về chỉ số phát triển của thai nhi nhưng mình cũng không biết phải kiếm ở đâu đâu. Tuy nhiên, không thể căn cứ vào chiều dài xương đùi thai để kết luận bé sẽ cao hay không. Chỉ biết thai phát triển bình thường là tốt vì hầu hết các bé đủ tháng, khi sinh ra đều có chiều dài khoảng 50cm nhưng sau đó thì mỗi bé phát triển một khác.
Xem thêm: xét nghiệm sàng lọc trước sinh bao nhiêu tiền?
Với các mẹ lo lắng về phần cân nặng của bé hiện nay có đang thiếu chất, thiếu dinh dưỡng nhưng nhìn vào bảng trên thấy hơi bối rốit hì đơn giản hơn các mẹ có thể tham khảo chỉ số cân nặng chuẩn tương đương với tuần thai hiện tại của mình là bao nhiêu từ tuần thứ 1 cho đến tuần thai thứ 40
Bảng chỉ số cân nặng thai nhi theo tuần tuổi chuẩn nhất 2018
40 tuan thai | chiều dài thai nhi theo tuần tuổi | cân nặng thai nhi theo tuần chuẩn nhất |
Tuần thứ 8 | 1.6 cm | 1 g |
Tuần thứ 9 | 2.3 cm | 2 g |
Tuần thứ 10 | 3.1 cm | 4 g |
Tuần thứ 11 | 4.1 cm | 7 g |
Tuần thứ 12 | 5.4 cm | 14 g |
Tuần thứ 13 | 7.4 cm | 23 g |
Tuần thứ 14 | 8.7 cm | 43 g |
Tuần thứ 15 | 10.1 cm | 70 g |
Tuần thứ 16 | 11.6 cm | 100 g |
Tuần thứ 17 | 13 cm | 140 g |
Tuần thứ 18 | 14.2 cm | 190 g |
Tuần thứ 19 | 15.3 cm | 240 g |
Tuần thứ 20 | 16.4 cm | 300 g |
Tuần thứ 21 | 25.6 cm | 360 g |
Tuần thứ 22 | 27.8 cm | 430 g |
Tuần thứ 23 | 28.9 cm | 501 g |
Tuần thứ 24 | 30 cm | 600 g |
Tuần thứ 25 | 34.6 cm | 660 g |
Tuần thứ 26 | 35.6 cm | 760 g |
Tuần thứ 27 | 36.6 cm | 875 g |
Tuần thứ 28 | 37.6 cm | 1005 g |
Tuần thứ 29 | 38.6 cm | 1153 g |
Tuần thứ 30 | 39.9 cm![]() | 1319 g |
Tuần thứ 31 | 41.1 cm | 1502 g |
Tuần thứ 32 | 42.4 cm | 1702 g |
Tuần thứ 33 | 43.7 cm | 1918 g |
Tuần thứ 34 | 45 cm | 2146 g |
Tuần thứ 35 | 46.2 cm | 2383 g |
Tuần thứ 36 | 47.4 cm | 2622 g |
Tuần thứ 37 | 48.6 cm | 2859 g |
Tuần thứ 38 | 49.8 cm![]() | 3083 g |
Tuần thứ 39 | 50.7 cm | 3288 g |
Tuần thứ 40 | 51.2 cm | 3462 g |
Các mẹ lưu ý những tuần được in đậm lên chính là các tuần thai dù bận việc đến mấy cũng không thể bỏ qua được lịch khám thai, làm các xét nghiệm liên quan đến sự phát triển của thai nhi. Đây là những tuần quyết định nhiều thông số như liệu em bé có bị hội chứng down (trisomy 21) – chậm phát triển hay không, thai có bị các dị tật bẩm sinh nào tiềm ẩn không..v…v..