Ngoài hướng dẫn những cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh vào mùa đông thì mùa hè hoàn toàn khác với nhau, các mẹ sinh bé vào mùa hè cần lưu ý khi tắm nắng cho bé sao cho không bị vàng da do thiếu vitamin D & quan trọng hơn là sức khoẻ của bé không bị cái nắng mùa hè ảnh hưởng.
Table of Contents
I/ dấu hiệu nhận biết vàng da ở trẻ sơ sinh
Thông tin này dành cho các mẹ sinh còn vào đầu mùa hoặc trong mùa hè rất quan trọng vì ngoài vấn đề đảm bảo hấp thụ vitamin D cho bé một cách đầy đủ nhất thì mẹ cần chú ý làm sao cho làn da của bé không bị cái nắng gắt mùa hè ảnh hưởng nặng dẫn đến sốt, cảm nắng hoặc các triệu chứng khác do nắng nóng mùa này gây ra.
Việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh tuy đơn giản, dễ làm nhưng thực hiện như thế nào cho đúng cách, đảm bảo tốt cho bé thì không phải mẹ nào cũng biết, nhiều mẹ vẫn còn băn khoăn như: thời gian phơi nắng cho trẻ sơ sinh hay trẻ tắm nắng đến mấy tuổi,… Vì các mẹ còn thiếu kỹ năng, kinh nghiệm và hiểu biết về việc tắm nắng cho trẻ nên các mẹ rất dễ mắc phải sai lầm khi tắm nắng cho bé.
II/ Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh vào mùa hè
Các mẹ đừng quá lo lắng, để việc tắm nắng cho trẻ sao cho đúng cách cũng như hiểu rõ hơn về tác dụng của việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh, các mẹ hãy tham khảo bài viết hướng dẫn mẹ cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách nhất sau đây nhé!
1/ trẻ sơ sinh bao lâu thì được tắm nắng?
Trẻ sơ sinh có thể tắm nắng sau khi sinh 10 ngày tuổi
Sau khi sinh khoảng 10 ngày, trẻ có thể bắt đầu được tắm nắng. Với trẻ sơ sinh, không nhất thiết phải cho trẻ ra ngoài trời, bạn có thể cho bé tắm nắng buổi sớm bên cửa sổ nhưng cần mở cửa kính để hấp thụ tốt nhất tia tử ngoại.
2/ thời gian tắm nắng tốt nhất cho trẻ sơ sinh là khi nào?
Vào mùa lạnh, các mẹ có thể tắm nắng cho bé từ 9h đến 10h sáng nhưng tốt nhất là nên cho con tắm nắng vào buổi chiều, khoảng từ 3 – 5 giờ chiều. Vì buổi sáng thời tiết thường lạnh hơn, và bé dễ có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.
- Thời điểm thích hợp để cho bé tắm nắng là 7 – 9h sáng (mùa đông), 6 – 8h sáng (mùa hè) và sau 4h – 5h chiều.
- Sáng sớm là lúc tia hồng ngoại và tia cực tím phát ra từ mặt trời tương đối yếu nên có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể bé.
- Sau 4h – 5h chiều là khoảng thời gian thành phần X-quang trong tia cực tím nhiều, có thể giúp cơ thể hấp thu canxi, phốt pho, hỗ trợ sự phát triển của xương.
Các mẹ nên lưu ý khoảng thời gian từ giữa trưa tầm 10h sáng đến 4h chiều, tuyệt đối không nên cho bé ra nắng, vì tia cực tím cực mạnh xuất hiện trong ánh nắng mặt trời vào khoảng thời gian này sẽ gây tổn thương làn da mỏng manh của bé.
3/ tắm nắng cho trẻ sơ sinh bao nhiêu phút, trong bao lâu?
- Thời gian tắm nắng tốt nhất cho trẻ sơ sinh theo benconmoingay.com còn tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ mà thời gian tắm nắng có thể từ 10 – 30 phút mỗi ngày.
- Những ngày đầu, mẹ có thể cho con tắm nắng trong bóng râm trong khoảng 10 phút và tăng dần thời gian tắm nắng khoảng 20, 30 phút cho những ngày tiếp theo.
- Mỗi đợt tắm nắng của con chỉ nên kéo dài khoảng 10 ngày, và mẹ nên cho bé “nghỉ” 10 – 20 ngày rồi mới bắt đầu lại quy trình này.
Tắm nắng cho trẻ như thế nào là đúng?
Giai đoạn chuẩn bị (Ba ngày đầu)
Thời gian đầu, mẹ chỉ nên để lộ một phần da của bé, cho bé ở trong bóng râm trong khoảng 10 phút, và tiếp tục tăng thời gian lên 20 phút trong ngày thứ hai, 30 phút cho ngày thứ ba. Mùa đông các mẹ có thể bỏ qua giai đoạn này.
Giai đoạn tắm thực sự
Ngày thứ tư: Cho trẻ ra tắm nắng, che mặt và mắt cho trẻ. Trẻ mặc quần áo để hở bàn chân và cổ chân. Tắm mặt trước thân 5 phút và mặt sau 5 phút.
Ngày thứ năm: Kéo phần che lên đầu gối, mỗi ngày tăng 5 phút.
Những ngày sau: Kéo phần che lên đùi, rồi bụng, ngực, tay. Thời gian tắm tối đa không quá 30 phút. Mỗi đợt tắm 15 ngày. Sau đó cho trẻ nghỉ 10 – 20 ngày rồi có thể cho tắm lặp lại như trên.
Không nên cởi hết áo quần khi tắm nắng cho trẻ
Việc tắm nắng cho trẻ cần thực hiện lần lượt trên từng vùng da nhất định, trước hết nên tắm nắng bàn chân, cổ chân, sau đó đến lưng trước, lưng sau, tiếp đến là bắp chân, đùi, ngực, tay, cổ,… chứ không nên cởi hết áo quần của trẻ. Chính vì vậy để đảm bảo an toàn, khi tắm nắng, bạn chỉ cần cho trẻ mặc áo quần thông thoáng, đồng thời không nên để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào đầu, mắt, mặt của trẻ bởi nó sẽ gây ra những tổn thương nhất định đến những bộ phận nhạy cảm này.
Tắm nắng cho trẻ quá sớm hoặc quá lâu là sai lầm
Nhiều bà mẹ trẻ vì cứ nghĩ rằng việc tắm nắng cho trẻ là rất hữu ích, chính vì vậy đã cho các bé tắm nắng quá sớm, có khi chỉ mới lọt lòng 3 ngày. Đây là sai lầm khi tắm nắng cho trẻ hết sức tai hại, bởi vì tuần đầu tiên sau sinh là thời gian dành cho trẻ thích nghi với môi trường sống bên ngoài với rất nhiều thay đổi so với môi trường trong bào thai mẹ, nếu cho trẻ tắm nắng quá sớm sẽ khiến trẻ khó có thể thích ứng được, ảnh hưởng đến sức đề kháng, hệ miễn dịch tự nhiên đồng thời lúc này da của trẻ sơ sinh còn rất non nớt nếu tiếp xúc với ánh nắng dễ gây ra dị ứng, viêm da, bỏng da và rất nhiều ảnh hưởng xấu khác đối với sức khỏe của trẻ. Chính vì vậy mẹ chỉ nên cho trẻ tắm nắng từ khoảng 1 tuần – 10 ngày tuổi sau sinh là hợp lý nhất.
Tắm nắng cho trẻ tuy rất tốt nhưng nó chỉ thật sự tốt và phát huy tác dụng khi được thực hiện đúng cách, đúng thời điểm, đúng liều lượng. Sai lầm khi tắm nắng cho trẻ thường gặp hiện nay là việc tắm cho trẻ quá lâu sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng cho bé yêu. Như đã đề cập ở trên, mỗi tuần bạn chỉ cần tắm nắng cho trẻ khoảng 2 tiếng chia đều cho các ngày, mỗi ngày khoảng 15 – 20 phút là phù hợp nhất, tuy nhiên trong thời gian đầu bạn chỉ cần cho trẻ tắm nắng vài phút rồi tăng dần thời lượng từng ít một để trẻ thích ứng dần và có thể hấp thu, tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời tốt hơn nhé. Khi trẻ được 3 tháng tuổi trở đi, bạn có thể tắm nắng cho trẻ tối đa là 30 phút/1 ngày, vượt quá thời lượng trên đều không tốt.
Không nên tắm nắng cho trẻ ở những nơi gió lộng, nên chọn nơi thoáng đãng, có nhiều nắng.
Tuyệt đối không để ánh nắng chiếu vào đầu, vào mặt, mắt trẻ khi tắm nắng.
Các mẹ không nên cho con tắm nắng vào những giai đoạn thời tiết bất thường hoặc những lúc giao mùa.
Với trẻ sơ sinh, không nhất thiết phải đưa bé ra ngoài, mẹ có thể cho con tắm nắng bên của sổ vào buổi sáng sớm, và mở cửa kính để cơ thể con hấp thụ ánh nắng tốt hơn.
Không nên phơi nắng qua cửa kính vì như thế nắng không tiếp xúc trực tiếp với da, sẽ không có tác dụng.
Sau khi tắm nắng, các mẹ phải kịp thời lau khô mồ hôi và cho trẻ uống một chút nước bổ sung. Nếu là mùa hè, tốt nhất là tắm nước cho trẻ sau khi tắm nắng.
Cả mẹ và bé cùng tắm nắng để tạo cảm giác thân thương, gần gũi (nựng nịu, cho bé bú; đến thời điểm phát triển phù hợp, tập cho bé ngồi, đỡ tay cho bé đi, chơi đùa cùng bé,…), giúp bé thích thú khi tắm nắng.
Với những trẻ bị basedow, trẻ bị eczema, dị ứng da, viêm nhiễm da hay những trẻ đang dùng thuốc kháng sinh nhóm Quinolon,… thì tuyệt đối KHÔNG nên cho trẻ tắm nắng bởi nó sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng và giảm hẳn tác dụng điều trị của thuốc.
Thực phẩm giàu vitamin D cần thiết cho bé
Nếu không thể hấp thụ được Vitamin D trực tiếp từ ánh sáng mặt trời tối thiểu 15 phút mỗi ngày, các mẹ hãy bổ sung những thực phẩm giàu Vitamin D dưới đây vào chế độ ăn của bé nhé!
Sữa tươi: Sữa được xem là một trong những nguồn cung cấp vitamin D tốt nhất. Sữa dê và sữa bò là nguồn cung cấp Vitamin D và canxi tốt cho xương. Sữa dê cung cấp 31% hàm lượng Vitamin D cần thiết cho cơ thể mỗi ngày còn sữa bò cung cấp khoảng 50%.
Sữa đậu nành/hạnh nhân: Sữa đậu hành hay hạnh nhân chứa hàm lượng Vitamin D và canxi nhiều hơn sữa tươi thông thường.
Đậu phụ: Đậu phụ và những thực phẩm lên men từ đậu nành đều giàu canxi và Vitamin D. Nó có thể cung cấp tới 39% lượng vitamin D cơ thể cần một ngày chỉ với một chén khẩu phần. Đây còn là nguồn protein tốt cho sức khỏe.
Pho mát: Pho mát là một trong những sản phẩm làm từ sữa rất giàu vitamin D. Lượng vitamin D này sẽ giúp cơ thể hấp thụ lượng canxi cao từ phô mai, qua đó tăng cường độ chắc khỏe của xương và ngăn ngừa chứng loãng xương hiệu quả.
Trứng: Trứng là một thực phẩm giàu vitamin D, đặc biệt là phần lòng đỏ trứng. Trứng là một thực phẩm giàu vitamin D, đặc biệt là phần lòng đỏ trứng. Trứng chứa 10% hàm lượng Vitamin D bạn cần mỗi ngày và còn là nguồn cung cấp sắt, protein và colin giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể và não bộ.
Cá hồi: Cá hồi cũng là nguồn cung cấp vitamin D rất lớn với hàm lượng lên gấp tới 2,5 lần lượng Vitamin D cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Loại cá này giúp cải thiện các chức năng của não bộ và bảo vệ hệ thần kinh.
Cá trích: Cá trích là loại cá ít tanh, ăn rất lành, thịt trắng, ít mỡ ăn rất béo và là một trong các loại cá có nhiều viatmin D nhất.
Cá mòi đóng hộp: Cá mòi đóng hộp rất giàu vitamin D, do đó giúp cải thiện sức khỏe của xương và sức khỏe tim mạch.
Gan nấu chín: Gan bê không những hữu ích cho sự phát triển xương mà còn giúp cho làn da, mái tóc khỏe mạnh và thúc đẩy tái tạo tế bào.
Tôm: Tôm và các loại động vật giáp xác như tôm hùm chứa hàm lượng Vitamin D rất cao, chiếm đến 290% lượng Vitamin D cơ thể cần mỗi ngày chỉ trong ½ chén khẩu phần.
Dầu gan cá: Dầu gan cá tuyết được biết đến rộng rãi là nguồn cung cấp một lượng lớn vitamin D. Loại dầu cá này có khả năng cải thiện tình trạng của tim và hệ tim mạch.
Nấm Đông Cô: Ngoài việc chứa ít calories, nấm còn là món ăn được nhiều người yêu thích nhờ mùi vị, hình dạng và một lượng lớn các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin D. Nấm Đông Cô chứa khoảng 4% hàm lượng Vitamin D cơ thể cần mỗi ngày, cao hơn các loại rau củ khác. Trong khi đó, nó chỉ chứa 30 calo trong mỗi khẩu phần. Ngoài ra, các loại nấm đều là nguồn vitamin D tuyệt vời do hấp thụ ánh nắng mặt trời để sinh trưởng.