40 tuần thai kỳ nhật ký từ tuần 21 đến thai 30 tuần phát triển như thế nào?

13:13 18/03/2023

40 tuần thai kỳ nhật ký từ tuần 21 đến thai 30 tuần phát triển như thế nào được ghi lại theo nhật ký thai nhi tuần thứ 21 cân nặng bao nhiêu cho đến tuần 30 giúp mẹ nắm rõ được các sự khác biệt trong ngừoi mình cũng như sức khoẻ thai nhi ra sao.

40 tuần thai kỳ nhật ký

Đã qua nữa chặng đường thiên chức làm mẹ thời kỳ mang thai của 40 tuần thai, các mẹ sẽ cảm thấy mình được yêu thương như thế nào khi các cử động của bé ngày càng rõ rệt hơn, cách tương tác với bé của chồng cũng sẽ tiếp thêm tinh thần cho mẹ bầu nếu các mẹ cảm thấy cơ thể bắt đàu trở nên mệt mỏi vì trọng lượng thai ngày càng lớn.

40 tuần thai kỳ nhật ký

Các mẹ nên chú ý đến dinh dương thai kỳ sao cho hợp lý nhé, đừng bỏ sót bất cứ kỳ khám thai định kỳ nào cả nhé, sẽ có những lời khuyên bổ ích từ bác sĩ dành cho mẹ và bé lắm đấy. Cùng xem tiếp các bé từ tuần thai 21 đến 30 có những phát triển đáng chú ý gì đây csac mẹ.

thai nhi 21 tuần tuổi cân nặng bao nhiêu là chuẩn

Tuần thai thứ 21, các giác quan của bé đã phát triển đầy đủ. Bên cạnh đó, bộ não và hệ thống thần kinh phát triển giúp bé phản ứng và có cảm giác với các thứ xung quanh. Bé bắt đầu vuốt ve khuôn mặt, mút ngón tay cái để cảm nhận những cảm giác mới.

Cơ quan s.i.n.h sản của bé tiếp tục phát triển, nếu là bé trai thì tinh hoàn bắt đầu di chuyển từ bụng xuống dưới. Nếu là bé gái tử cung và buồng trứng bắt đầu được đưa ra, âm đạo tiếp tục phát triển và hoàn thiện.

Đôi mắt đã hoàn thành nhưng tròng mắt vẫn còn thiếu sắc tố, mi mắt, lông mày và môi đã bắt đầu hoàn thiện. Các vết nhăn trên da vẫn còn nhưng làn da đang bắt đầu căng ra khi bé tiếp tục tăng trọng lượng và lớp mỡ đệm dưới da bắt đầu phát triển.

Vẫn đang trong giai đoạn dễ chịu của thai kỳ, hãy đi chơi, tham gia các buổi giáo dục si.n.h sản, gặp gỡ các mẹ bầu khác để chia sẻ kinh nghiệm và tâm sự. Các vết rạn da có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong những tuần này, do đó hãy chăm sóc làn da thật tốt kể cả lúc các vết rạn chưa xuất hiện.

Xem thai nhi 22 tuần tuổi nặng bao nhiêu gam

Tuần thai thứ 22, lúc này bé đã như một quả xoài lớn, độ dài từ đầu đến chân đã đạt 28cm, tất nhiên bé không đứng thẳng trong bụng được mà giống như đang ngồi, hay chân để phía trước. Cân nặng lúc này đạt gần 1 poundpound (454g), lúc này nếu gặp gỡ các bà bầu cùng giai đoạn bạn có thể nhận thấy có người bụng nhỏ, có người bụng to. Đừng lo lắng, ở mỗi người, tốc độ phát triển là khác nhau. Chỉ cần bạn đảm bảo rằng đến gặp bác sĩ thường xuyên để bác sĩ đánh giá về quá trình phát triển của thai nhi đang tốt hay xấu.

Tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đến tất cả các phần khác trong cơ thể của bé, các đốt sống kết nối với nhau tạo thành cột sống để bảo vệ tuỷ sống. Lông tơ rất nhiều và bao phủ toàn bộ bề mặt làn da của bé. Đây là lúc bé nhạy cảm với âm thanh, và nghe rõ âm thanh ở bên ngoài như: Tiếng tivi, tiếng bố nói.. Mạch máu ở phổi phát triển mạnh để chuẩn bị cho hoạt động thở của bé.

Bạn đã bắt đầu có các dấu hiệu lo lắng rồi phải không? Lo sinh nở, tính toán chi phí nuôi con…? Hãy chia sẻ với chồng hoặc bố mẹ, người thân nhé. Những lúc rảnh, thư giãn hãy thử viết thư hoặc nhật ký để dành cho con sau này.Hãy nghe nhạc để mẹ và con cùng lắc lư theo nhé.

thai 23 tuần tuổi nặng bao nhiêu kg

Tuần thai thứ 23, bé yêu đang tăng trọng lượng nhanh chóng. Trong tuần này bé đã tăng hơn 130g so với tuần trước, cân nặng của bé lúc này đạt gần 600g, chiều dài từ đỉnh đầu tới chân đạt 30cm. Kích thước lúc này của bé bạn có thể liên tưởng tới một trái bí đao ngắn. Lượng mỡ đệm đang phát triển nhanh làm cơ thể bé đầy đặn hơn.

Cơ thể bé dần cân đối với hình dáng chuẩn của một con người. Tất cả các bộ phận gần như đã hoàn thiện, trong phổi đang bắt đầu sản xuất Surfactant – là một chất giúp cho bé có thể thở bình thường ngay sau khi được sinh ra. Lúc này bé đã bắt đầu hít thở thường xuyên hơn, việc hít thở rất quan trọng trong việc mở rộng phổi.

Não đang phát triển hoàn thiện, vị giác ngày càng phức tạp hơn. Khung xương ngày càng cứng, mặc dù da vẫn trong suốt tuy nhiên sau khi lớp mỡ dưới da dày lên và các tế bào biểu bì phát triển, việc này sẽ thay đổi.

Có một số mẹ xuất hiện triệu chứng ợ nóng trong giai đoạn này, nếu có, hãy chia nhỏ số bữa ăn trong ngày, triệu chứng sẽ giảm hẳn. Từ tuần này đến tuần 28 mẹ nên làm xét nghiệm tiền sản – xét nghiệm đường huyết GCT để đo lượng đường trong máu. Sau khi xét nghiệm bác sĩ sẽ cho bạn những lời khuyên có ích.

Xem thai nhi 24 tuần tuổi biết làm gì

Bé yêu đã đạt cân nặng từ 700-850g rồi, chiều dài từ đầu đến chân gần 35cm, to bằng chiếc bắp cải thảo. Chất béo dưới da ngày càng nhiều tác động làm cho làn da bớt nhăn nheo thêm. Da bé không còn mỏng nữa đâu, ở thời điểm này bé chưa kiểm soát được nhiệt độ của mình nên lượng chất béo đang đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nhiệt độ của thai nhi.

Lúc này là tuần thai thứ 24, trong tử cung có rất nhiều chất lỏng bao quanh bé, tất nhiên chất lỏng bao quanh cả vùng tai và trong lỗ tai. Do vậy những âm thanh bé nghe được là những âm thanh ở tần số thấp. Bé sẽ dành nhiều thời gian để ngáp, việc ngáp thường xuyên sẽ giúp tai được “mở khoá” và tiếp thu được nhiều tiếng động hơn.

Trên khuôn mặt, đôi mắt vẫn nhắm nghiền và nếu siêu âm lúc này bạn sẽ thấy mũi của bé một cách rõ ràng, bên cạnh đó lông mày, lông mi đã hoàn thiện. Tóc ngày càng mọc dày thêm.

Lúc này bạn đã rõ giới tính của bé rồi hãy trao đổi cùng chồng và gia đình về cái tên muốn đặt cho bé yêu. Bụng ngày một lớn hơn do vậy bạn cần phải chú ý kĩ đến việc đi lại.

mang thai 25 tuần là tháng thứ mấy

Tuần thai thứ 25, bé yêu lúc này đạt khoảng 900g và dài khoảng 35cm. Dây thần kinh trong tai ngày càng hoàn thiện và nhạy cảm hơn trước rất nhiều. Bé có thể nghe rõ tiếng bố mẹ nói chuyện với nhau và các âm thanh bên ngoài. Bé vẫn tiếp tục hít thở, việc hít thở lúc này giống như những bài tập để chuẩn bị cho hít thở không khí bên ngoài.

Chất béo ngày càng tích tụ nhiều, làm khuôn mặt bé tròn hơn. Xương đầu bắt đầu hoàn thiện, khe xương giữa đầu đang mờ dần khi xương hai bên phát triển và kết nối với nhau. Nếu là một bé trai, trong tuần này tinh hoàn của bé bắt đầu di chuyển về vị trí cuối cùng trong bìu dưới d.ư.ơ.n.g v.ậ.t.

Cơ thể ngày càng nặng nề, bạn đã tăng cân đáng kể và các triệu chứng đau hông, đau chân.. Bắt đầu từ tuần này trở đi, phải đặc biết chú ý đến triệu chứng tiền sản giật, cần chuẩn bị sẵn số của bác sĩ để liên hệ ngay khi có những dấu hiệu. Hãy chắc chắn chồng hoặc những người thân luôn có mặt ngay lập tức lúc bạn cần giúp đỡ. Đọc thêm bài viết về triệu chứng tiền sản giật bên dưới để có thêm kinh nghiệm phòng chống nhé.

Nếu chưa học các khoá tiền sản thì bây giờ bạn nên bắt đầu vẫn chưa muộn. Lúc này bạn bắt đầu nghiên cứu chuẩn bị phòng, trang thiết bị đồ dùng cho bé rồi. Hãy tham khảo những người đi trước, tham khảo các bài viết trên website và cùng trao đổi với chồng nhé.

thai nhi tuần thứ 26 phát triển như thế nào

Tuần thai thứ 26, kết thúc tam cá nguyệt thứ 2. Bé lúc này nặng gần 1kg, to bằng chiếc bắp cải nhỏ. Nếu duối chân dứng thẳng bé đã có chiều cao 36cm rồi. Bé đã bắt đầu nhắm mắt và mở mắt. Đặc biệt bé đã có giờ giấc thức – ngủ đều đặn rồi nhưng có thể lệch với mẹ, lúc mẹ ngủ thì bé thức, do đó có thể mẹ có thể sẽ mất ngủ vì bé quậy phá.

Bé lúc này đã hoàn thiện tất cả bộ phận, và các bộ phận đã phát triển gần như đầy đủ các chức năng. Dù chưa hoàn thiện tuyệt đối nhưng nếu sinh bé ra trong tuần này thì cơ hội sống của bé vẫn rất cao với các hỗ trợ của một số công nghệ. Dù âm thanh đến tai bé vẫn hạn chế do chất lỏng bao quanh lỗ tai, nhưng bé đã nhạn ra giọng của bố và mẹ rồi đấy, biết đâu bé cũng bắt đầu biết cười khi nghe giọng của bố mẹ nhỉ?

Cơ thể bé lúc này đã giống hệt với lúc sinh ra, chỉ khác là bé lúc này trông nhỏ hơn và gầy hơn. Chắc hẳn đọc đến đây nhiều mẹ cảm thấy lâng lâng hạnh phúc, viết đến đây mình cũng cảm thấy lâng lâng hạnh phúc nữa mà.

Bé tăng cân nhanh như thổi cũng là lúc mẹ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng đau cột sống, chuột rút chân khi đi lại. Nếu bị chuột rút hãy duỗi chân và xoa bóp để cảm giác đau những giảm dần nhé. Tiếp tục các khoá học tiền sản, học cho con bú và cũng cần cân nhắc về kế hoạch hoá gia đình từ bây giờ. Nên có các biện pháp tránh thai sau khi sinh, một số người sau khi sinh thì nhu cầu và cường độ q.u.a.n. h.ệ tăng lên, đây là điều bạn nên chú ý.

thai nhi 27 tuần tuổi phát triển như thế nào

Tuần thai 27, bắt đầu tam cá nguyệt thứ 3. Khối lượng đã tăng đáng kể so với tuần trước, làn da bé đã bớt nhăn nheo hơn rất nhiều và sẽ tiếp tục đầy lên khi chất béo tiếp tục bổ sung. Đây là bước chuẩn bị quan trọng cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ.

Não bé đã có hàng triệu nơ ron thần kinh, các nếp gấp và rãnh phát triển mạnh và lan rộng. Lông mày và lông mi có thể thấy rõ, tóc tiếp tục mọc nhiều hơn. Mắt đã gần như hoàn thiện giúp cho bé có thể nhìn thấy ánh sáng mờ mờ qua tử cung của mẹ. Nước ối được tăng cường rất nhiều để bé có không gian để di chuyển trong tử cung.

Tam cá nguyệt thứ 3, các mẹ sẽ còn tăng khoảng 5-6kg từ giờ cho đến lúc sinh. Bắt đầu từ tuần 27 này, bạn nên thu xếp công việc để đi khám thai 2 tuần 1 lần để có được những thông tin và tư vấn kịp thời của bác sĩ về thai nhi.

Có thể trong những tuần đầu tiên bạn đã đi khám thai và bác sĩ đã làm xét nghiệm máu đo Rh. Rh là chất tồn tại trong hồng cầu, nếu bạn không có Rh (âm tính) nhưng bé lại có (dương tính) thì bé sẽ gặp nhiều ngu cơ bị các vấn đề như vàng da, thiếu máu. Bác sĩ sẽ phòng tránh việc này bằng cách tiêm vắc xin globilin (miễn dịch Rh) vào tuần này. Một lần sau đó sẽ tiêm sau khi sinh.

Như đã nói ở trên, bạn sẽ còn tăng cân nên cần có chế độ nghỉ ngơi, và đi lại hợp lý. Một số triệu chứng như chuột rút, táo bón, mất ngủ và thậm chí là bệnh trĩ có thể sẽ tấn công bạn. Hãy ăn uống và ngủ nghỉ hợp lý, đọc các bài viết bên dưới mỗi tuần bạn sẽ có nhiều kiến thức hơn cho các việc này.

thai nhi 28 tuần tuổi nặng bao nhiêu gam

Tuần thai thứ 28, chắc hẳn bây giờ mẹ đã cảm nhận thấy những cú đạp đau điếng rồi phải không? Hẳn là vậy rồi, bé đã không còn múa ba lê, hay ngọ nguậy nữa mà thay vào đó là những động tác mạnh khiến mẹ rất khó chịu. Lúc này cân nặng của bé đạt khoảng 1,1kg, chiều cao nếu đứng thẳng khoảng 38cm.

Bé tiếp tục tăng cân, các bộ phận đang tiếp tục hoàn thiện, não bộ đang phát triển nhanh chóng. Phổi lúc này đã có thể hít thở được ở ngoài không khí, mắt đang hoàn thiện nhanh chóng. Xương của bé hấp thụ nhiều canxi để cứng cáp hơn, hãy chú ý bổ sung canxi trong giai đoạn này nhé. Bên cạnh đó, đây là giai đoạn bé tăng cân nhanh nên cần bổ sung rất nhiều dinh dưỡng, hãy tham khảo các bài viết Dinh Dưỡng bên dưới để có một chế độ dinh dưỡng tốt cho mẹ và con nhé.

Tuần 28 này bé đã rất hiếu động rồi, bạn hãy làm bảng theo dõi số lần đạp của bé trong một khoảng thời gian (ví dụ theo dõi từ 1h chiều đến 3h chiều hàng ngày). Nếu hôm nào thấy con ít hoạt động hơn thì hãy gặp để bác sĩ kiểm tra và có những lời khuyên đúng lúc.

Các triệu chứng như tuần trước có thể vẫn không giảm, đương nhiên rồi, thai nhi càng ngày càng phát triển, bạn cũng ngày càng tăng cân. Hãy ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước để giảm táo bón. Chú ý nghỉ ngơi và đi lại, không nên đi quá nhanh, đứng lên ngồi dậy quá nhanh vì có thể khiến bạn chóng mặt, loạng choạng.

sự phát triển của thai nhi 29 tuần tuổi

Tuần thứ 29, bé yêu lúc này nặng gần 1,4kg với chiều dài từ đầu đến gót chân khoảng 40cm. Kích cỡ của bé lúc này tương đương với mộ trái xa kê. Bé đang trong giai đoạn tăng cân và tích trữ mỡ, làn da bé ngày một căng lên, không còn nhăn nheo như trước.

Bé đang tập thở do vậy trong thời gian này mẹ sẽ cảm nhận được nhịp co giật đều đặn trong tử cung mình. Việc tập thở giúp bé làm quen với việc hô hấp không phụ thuộc vào mẹ. Đôi mắt giờ đã hoàn thiện, tuy nhiên đến khi ra đời thì bé vẫn dành phần lớn thời gian của mình để nhắm mắt ngủ.

Lúc này bé đã tăng kích thước, lượng nước ối trong tử cung ngày một giảm đi khi bé tăng trưởng và chiếm nhiều không gian hơn. Bé đã bắt đầu đưa tay chân để khám phá và cảm nhận rồi, nếu siêu âm bạn có thể gặp bé đang dùng tay nắm chân, dùng tay đưa lên chán để vuốt ve, rất đáng yêu.

Triệu chứng táo bón sẽ vẫn đeo bám bạn, do lượng hormone được tiết ra làm chậm quá trình tiêu hoá, hãy ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước để giảm chứng táo bón. Đọc thêm những bài viết dinh dưỡng ở dưới mỗi tuần nhé.

Nhiều mẹ bầu cảm nhận thấy thời gian này cơ thể nhanh mệt mỏi. Dễ hiểu thôi, do thời gian này các mẹ thường xuyên mất ngủ, khó ngủ, bên cạnh đó bụng to nên di chuyển khó khăn góp phần ra tăng mệt mỏi. Chỉ còn khoảng 10 tuần nữa thôi là bé sẽ chào đời, hãy chuẩn bị kiến thức về các phương pháp sinh để phù hợp với cả mẹ và con nhé.

nhật ký thai nhi tuần thứ 30

Bé yêu của bạn trong tuần 30 này đã đạt gần 1,5 kg, chiều cao nếu đứng thẳng lúc này đã lên đến gần 41cm kích thước của bé tương đương với một trái dừa cỡ vừa. Bé yêu đang phát triển đều, cơ thể đã trở nên đầy đặn do lượng mỡ ngày càng tăng lên.

Bên trong tử cung, mỗi ngày bé sẽ bắt đầu bài tiết nước tiểu vào trong nước ối, bên cạnh đó bé vẫn tiếp tục nuốt nước ối do đó mực nước ối có lúc tăng, lúc giảm. Hãy thường xuyên đi khám để bác sĩ kiểm tra nhé, nếu nước ối dư thừa (tình trạng đa ối) thì có thể bé không nuốt nước ối. Nếu nước ối thiếu thì có thể bé nuốt mà không bài tiết được. Hãy để bác sĩ tư vấn cho bạn trong các trường hợp này.

Tại thời điểm tuần 30 này bé sẽ thường ngáp, lý do tại sao bé ngáp từ trong bụng mẹ thì vẫn chưa biết được nhưng các mẹ hãy tin đây là một tín hiệu tốt cho thấy con yêu khoẻ mạnh. Bên cạnh đó bé sẽ bắt đầu nhào lộn, quay đầu, đạp mạnh khiến bạn rất khó chịu.

Bắt đầu từ tuần 30 các mẹ cần phải chú ý đến các cơn co thắt âm đạo, vì có thể đó là dấu hiệu của việc sinh non. Hãy giữ liên lạc với bác sĩ, đảm bảo luôn có người thân hỗ trợ bất cứ khi nào bạn khi cần. Về co thắt âm đạo, hãy liên hệ với bác sĩ ngay nếu thấy việc co thắt diễn ra 4 lần trở lên trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Có thể từ tuần này bạn đã bắt đầu ra sữa non, hãy lót một vài miếng đệm để giữ áo ngực sạch sẽ nhé.

nhật ký 40 tuần thai kỳ

Vậy là các mẹ còn 10 tuần phía trước nữa thôi đấy, các mẹ cảm thấy thế nào khi mang trong mình một sinh linh bé nhỏ hơn 7 tháng rồi? Hạnh phúc lẫn lo lắng đúng không nào, thiên chức làm mẹ ngày càng gần rồi, các mẹ đã chuẩn bị xong quần áo cho bé chưa nhỉ?

Hãy thư giãn thật nhiều và tìm hiểu thêm các thông tin cần thiết liên quan đến thai kỳ của mình như là:

  • Chuẩn cân nặng của bà bầu theo từng tháng
  • Cân nặng thai nhi theo tuần chuẩn nhất của WHO & viện dinh dưỡng

hành trình 40 tuần mang thai, nhật ký 40 tuần thai kỳ, 40 tuần mang thai webtretho, 40 tuần thai kỳ nhật ký, download sách 40 tuần thực hành thai giáo, 40 tuần thực hành thai giáo pdf, dinh dưỡng cho thai nhi tháng thứ 5, dinh duong cho thai nhi tuan thu 6, dinh dưỡng cho 3 tháng cuối thai kỳ, dinh dưỡng thai kỳ 3 tháng đầu

Comments

comments

1 / Dịch ruột là gì? Tác dụng của dịch ruột

bộ phận và tác dụng của dịch ruộtRuột non có hai tuyến ruột: tuyến Brunner và những hốc Lieberkuhn. Tuyến Brunner khu trú tại vị trí đầu tá tràng, từ môn vị đến cơ vòng Oddi, là nơi dịch tụy và mật đổ vào tá tràng. những tuyến Brunner sẽ bồi tiết chất nhớt khi:đồ ăn kích ứng vào niêm mạc tá tràng kích ứng của dây X xuất hiện của hooc môn hệ tiêu hóa, đặc biệt là secretinTuyến Brunner bài tiết chất nhầy để bảo đảm thành tá tràng khỏi công dụng hệ tiêu hóa của dịch vị. những tuyến Brunner bị tức chế bởi các kích động giao cảm. như thế Tức là kích thích giao cảm khiến cho hành tá tràng mất chính sách bảo đảm, đó là 1 trong yếu tố để cho hành tá tràng dễ bị loét....

2 / uống c sủi hàng ngày có tốt không?

uống viên sủi vitamin c đúng cách theo khuyến cáo bác sĩ nhưng ít người biết uống vào lúc nào là tốt nhất, như thế nào và uống c sủi hàng ngày có tốt không?chỉ số cân nặng của thai nhi theo tuần tuổiuống c sủi hàng ngày có tốt khôngĐau đầu, mua c sủi uống. Nhức mỏi chân tay, pha vitamin c sủi uống. Khô môi, miệng... uống sủi ..v..v...Còn rất nhiều bệnh khác người bệnh tự kê toa và tự tin dùng C sủi như một loại thuốc bổ hữa bách bệnh hoặc hỗ trợ mau hêt bệnh. Chưa kể nhiều người còn xem đây là một loại dùng để uống hàng ngày từ 1 đến 2 viên.Chị Phương Trinh ở Hà Đông, Hà Nội thường gặp rắc rối với hệ tiêu hóa. Cứ ăn món lạ thì bụng chị lại khó...

3 / BST các kiểu tóc cho bà bầu sắp sinh cực đáng yêu & dễ nhìn

Tổng hơjp từ BST các kiểu tóc đẹp dành cho bà bầu giới thiệu đến các bạn 8 kiểu tóc cho bà bầu sắp sinh đang được các mẹ ưa chuộng hợp từng kiểu gương mặt.bà bầu có nhuộm tóc được không?"kiểu tóc cho bà bầu sắp sinh" 1/ kiểu tóc ngắn ngang vai thẳng Nếu bạn đang sở hữu mái tóc thẳng, không lượn sóng, hãy thử đổi mới mình bằng cách cắt ngắn hơnNếu bạn đang sở hữu mái tóc thẳng, không lượn sóng, hãy thử đổi mới mình bằng cách cắt ngắn hơn tầm khoảng vừa qua cằm. Sau đó có thể tỉa so le một vài đường kéo ở phần tóc ngang tai để tăng thêm vẻ linh hoạt và cá tính cho gương mặt của mình. 2/ Tạo kiểu tóc xoăn xù ngang vaiKiểu tóc sóng đánh xù sẽ giúp...

4 / Lịch tiêm phòng tại phường theo chương trình tiêm chủng mở rộng miễn phí 2017

Cập nhật mới nhất lịch tiêm phòng tại phường theo chương trình tiêm chủng mở rộng miễn phí 2017 của trung tâm y tế dự phòng trung ương các mũi tiêm trong năm nay gồm những mũi nào, các mũi tiêm nào các cha mẹ cần bổ sung cho trẻ tại các điểm tiêm chủng dịch vụ.I/ tiêm chủng mở rộng là gì? Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia là chương trình dành cho trẻ em & phụ nữ có thai miễn phí, hoặc phụ nữ trong độ tuối sinh sản từ 15 đến 35 tuổi (ở một số vùng trọng điểm, vùng sâu, vùng xa).Mục tiêu của chương trình TCMR miễn phí là hành động vì sự phát triển của trẻ em Việt Nam tránh khỏi các bệnh nguy hiểm với 10 loại vắc xin được sử dụng trong chương trình gồm: phòng viêm...

5 / Hình ảnh trẻ em bị hội chứng Patau – Trisomy số 13