Người có nhu cầu tài chính sẽ không quan tâm có nên đi hiến máu nhân đạo không mà là 250ml máu bán được bao nhiêu tiền hoặc bán gấp 1 lit máu bao nhiêu tiền ở bệnh viện, trung tâm y tế hay nên bán ngoài chợ đen cho các cò máu.
Table of Contents
I/ Thắc mắc bán máu giá bao nhiêu
Ngoài loại hình hiến máu nhân đạo thì nhiều người vẫn có những lý do để đi bán máu và muốn biết bán 250ml máu được bao nhiêu tiền, bán một đơn vị máu giá bao nhiêu hay là 450ml máu giá bao nhiêu và bán ở đâu an toàn, được giá cao.
Theo quy định của Bộ Y Tế và Bộ Tài Chính quy định rõ về mức máu mùa vào của bệnh viện khi cóngười muốn bán máu (không phải hiến máu nhân đạo)
Trích thông tư của bộ y tế & bộ tài chính về “Hướng dẫn mức giá và nội dung chi cho một đơn vị máu đạt tiêu chuẩn”. Thông tư này quy định: Một đơn vị máu có khối lượng 250 ml máu toàn phần sau khi được lấy, bảo quản và được làm toàn bộ các xét nghiệm sàng lọc cần thiết theo quy định chuyên môn của Bộ Y tế được coi là đơn vị máu chuẩn.
1/ bán 250ml máu được bao nhiêu tiền?
Quy định cụ thể về mức giá tính với người bệnh cho khối lượng máu chuẩn là:
- 260.000 đồng cho một đơn vị máu (250 ml)
- 320.000 đồng cho 1,4 đơn vị máu (350 ml)
- 380.000 đồng cho 1,8 đơn vị máu (450 ml)
Mức giá này không áp dụng đối với các thành phẩm máu như: hồng cầu, bạch cầu, khối tiểu cầu và các chế phẩm khác. Thông tư này còn hướng dẫn chi tiết việc chi bồi dưỡng cho người hiến máu chuyên nghiệp.
Ở trên là giá bán máu tại các cơ sở y tế, trung tâm hay bệnh viện, vậy giá bán ngoài thị trường (hay còn gọi là giá máu chợ đen) có khác nhau không? Chênh lệch bao nhiêu?
2/ giá máu chợ đen bao nhiêu 2017
Một xe ôm trước cổng Bệnh viện Bạch Mai quảng cáo “Nhóm máu O, lưu lượng 250 ml hiện có giá 4 – 5 triệu đồng, nếu đồng ý, sẽ gọi người mang đến cho”.
Khách tỏ ý chê đắt so với giá quy định của Nhà nước, người đàn ông trên nhát gừng: “Mức giá đó là phải rồi, bây giờ làm gì có chuyện bán máu với giá vài trăm nghìn hay một triệu đồng như trước. Anh cũng nhóm máu O, nếu bán theo giá Nhà nước quy định, chỉ có người… hâm mới bán. Vài trăm nghìn chả bõ để mua đồ ăn bồi bổ”.
Đến Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Phụ sản Trung ương tìm hiểu, cũng nhận được những lời giới thiệu, quảng cáo về mua, bán máu tương tự như ở Bệnh viện Bạch Mai. Ngoài ra, “cò” bán máu ở hai nơi đó còn tiết lộ, mọi giao dịch máu đều qua con đường duy nhất là phải xuống viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, những bệnh viện khác không mua, bán máu.
Tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, nơi được coi là đầu não về cung cấp máu cho các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội, lực lượng “cò” mua, bán máu ở đây luôn sẵn sàng tư vấn. Một cò tên Nam tỏ ra chuyên nghiệp hỏi: “Anh cần loại máu gì, mấy đơn vị?”.
Thấy vẻ mặt ngơ ngác của khách, Nam liền giảng giải: “Một đơn vị máu được tính bằng 200 – 300 ml, người nhà anh cần bao nhiêu thì cứ như vậy mà quy đổi ra đơn vị cho tiện. Một đơn vị máu O có giá 1,2 triệu đồng, lấy nhiều hơn sẽ được giảm 100.000 đồng cho từng đơn vị máu. Anh lấy một hay hai đơn vị để em gọi điện người ta đến, sau một tiếng sẽ có máu mang về”.
“Anh nên đặt tiền trước để em gọi điện bảo người bán máu đến rồi vào viện làm các thủ tục. Còn anh gọi điện cho người nhà mang giấy cần truyền máu đến”, Nam hướng dẫn.
Theo Nam, mọi thủ tục liên quan tới mua bán máu đều nhờ các y bác sĩ của một viện chuyên về vấn đề này làm. Từ việc xét nghiệm trước khi lấy máu, đến quá trình lấy máu ra sao, bảo quản máu như thế nào… đều do các bác sĩ ở đó thực hiện. “Cò” này khẳng định, người mua đợi khoảng hơn 1 tiếng sẽ có máu. Tuy nhiên, qua tìm hiểu của phóng viên, quy trình lấy máu, xét nghiệm… rồi chuyển đến người cần truyền phải mất tới 6 – 7 tiếng.
Đề cập tới hiện tượng trên, anh Nguyễn Văn Hùng (Thạch Thất, Hà Nội) cho biết, cách đây gần một tháng anh đưa người nhà cấp cứu tại một bệnh viện. Trong quá trình cấp cứu, do thiếu máu nên người nhà anh được bệnh viện yêu cầu mua máu để truyền. Mặc dù đã mất tiền mua máu nhưng sau đó gia đình anh Hùng nhận được thông báo của bệnh viện yêu cầu người nhà đến lấy máu để bù vào chính số máu đã mua trên.
3/ các bước trong quy trình lấy máu như thế nào
- Bước 1: Đăng ký tham gia bán máu tại các bệnh viện truyền máu, huyết học (có mẫu kèm theo). Người có nhu cầu bán máu cần trao đổi với các nhân viên y tế, bác sĩ; xuất trình giấy tờ tùy thân và nhận Phiếu đăng ký bán máu, sau đó hoàn tất phiếu theo hướng dẫn.
- Bước 2: Khám và tư vấn sức khoẻ Tiếp theo, bác sĩ sẽ khai thác các yếu tố hành vi nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường truyền máu như HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai, sốt rét cũng như các bệnh có thể lây nhiễm qua đường truyền máu. Tiếp, các bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe cho bạn để đảm bảo rằng, bạn hoàn toàn khỏe mạnh, không có nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người nhận máu.
- Bước 3: Xét nghiệm máu, bạn sẽ được làm các xét nghiệm kiểm tra trước khi lấy máu, bao gồm:
- Huyết sắc tố: là thành phần quan trọng của hồng cầu, xét nghiệm này nhằm đảm bảo máu của bạn đủ chất lượng theo quy định để truyền cho người bệnh. Đạt tiêu chuẩn hiến máu khi lượng huyết sắc tố đạt trên 120gam/lít.
- Xét nghiệm virus viêm gan B: bằng kít xét nghiệm nhanh, để đảm bảo bạn không có vi rút viêm gan B khi bán máu.
- Bước 4: Hiến máu, Thực hiện lấy số đơn vị máu theo đúng bản đăng kí của bạn.
- Bước 5: Nghỉ và nhận tiền thanh toán
5/ Nên bán máu ở bệnh viện nào tphcm, hà nội?
2 trung tâm lớn nhất cả nước đều có các bệnh viện nhận mua máu của người cso nhu cầu với giá niêm yết của bộ y tế với các địa điểm cụ thể như sau:
5.1/ bán máu ở bệnh viện nào tphcm
BV Truyền Máu – Huyết Học TPHCM
Ngân hàng máu: 118 Hồng Bàng, Quận 5, TPHCM – ĐT: 08 3957 1342
Khám chữa bệnh: 201 Phạm Viết Chánh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TPHCM – ĐT: 08 3839 7535
Email: lienlac@bthh.org.vn
Bệnh viện Quân Y 175
Địa Chỉ: 786 Nguyễn Kiệm, P3, Quận Gò Vấp
E-mail: contact@benhvien175.vn
HotLine: 0969831010 – Phòng KTHT: 0862890357
Bệnh viện Chợ Rẫy
201B Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TP.HCM
Điện thoại : (84-8) 38554137 – 38554138 – 38563534 – Fax : (84-8) 38557267
Email : bvchoray@hcm.vnn.vn
6/ lưu ý sau khi hiến máu không nên làm gì?
- Uống rượu, bia trong ngày đầu sau khi lấy máu.
- Làm việc gắng sức (leo núi, tập tạ …) trong hai ngày đầu.
- Các hoạt động gắng sức, các trò chơi mang tính đối kháng đòi hỏi tốn nhiều thể lực: đá bóng, tập tạ, không leo trèo cao… không thức quá khuya, không uống rượu bia.
7/ cần ăn gì sau khi bán máu
- Giữ chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường.
- Tăng cường sử dụng các chất dinh dưỡng bổ máu: thịt, gan, trứng, sữa …
- Dùng thêm các thuốc bổ máu nếu có thể.
8/ nên làm gì sau khi bán máu
- Chỉ dời điểm hiến máu khi thực sự thoải mái và được sự đồng ý của nhân viên y tế.
- Nếu cảm thấy chóng mặt, mệt, buồn nôn: nên nằm nghỉ 10 – 15 phút.
- Uống nhiều nước sau khi bán máu.
- Để miếng băng dính sau ít nhất 4 – 6 giờ mới lấy đi.
- Trong 2 – 3 ngày đầu sau đó nên sinh hoạt nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường.
Tất cả những thông tin quan trọng về giá bán (cụ thể như 250ml máu bán được bao nhiêu tiền hay bán gấp 1 lit máu bao nhiêu tiền) theo quy định của bộ Y Tế người bán nên tìm hiểu qua cũng như chi tiết về các quy trình lấy máu gồm các bước nào? sau khi lấy máu người cho/bán nên làm gì.
Comments
Contents
- 1 I/ Thắc mắc bán máu giá bao nhiêu
- 1.1 1/ bán 250ml máu được bao nhiêu tiền?
- 1.2 2/ giá máu chợ đen bao nhiêu 2017
- 1.3 3/ các bước trong quy trình lấy máu như thế nào
- 1.4 5/ Nên bán máu ở bệnh viện nào tphcm, hà nội?
- 1.5 5.1/ bán máu ở bệnh viện nào tphcm
- 1.6 6/ lưu ý sau khi hiến máu không nên làm gì?
- 1.7 7/ cần ăn gì sau khi bán máu
- 1.8 8/ nên làm gì sau khi bán máu